Phân tích câu tục ngữ mà em yêu thích trong văn bản “Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết”.

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài mẫu 1
Bài mẫu 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài mẫu 1
Bài mẫu 2

Bài mẫu 1

Câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” là một kinh nghiệm xem xét thời tiết mà cha ông ta đã đúc kết được sau quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên.

Ngày xưa, khi không có dự báo thời tiết hay thông tin báo đài, ông cha ta thường hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm thực tế để phán đoán dựa báo các hiện tượng, sự việc sắp xảy ra. Đặc biệt, hiện tượng thiên nhiên thường được con người quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất hằng ngày. 

Dựa vào các dự báo phong phú về các hiện tượng trong khí quyển, hiện tượng quang học như nắng, mưa, mây chớp, gió sao, thực vật, sinh vật mà có thể phán đoán tương đối chính xác diễn biến thời tiết, khí hậu… Trong đó mưa, nắng có tần số xuất hiện cao nhất so với các hiện tượng ở tầng khí quyển gần mặt đất. 

Đó là lý do vì sao con người thường chú trọng quan sát mặt trăng, mặt trời, nắng, mưa… dưới nhiều góc độ, để đưa ra những quyết định tốt nhất trong mùa vụ, cày cấy, chăn nuôi. Theo thời gian, những kinh nghiệm quý báu đó đã dần được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ giá trị cho con cháu. 

Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.

Cũng như câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” chính là một trong những kinh nghiệm xem xét thời tiết quý báu của cha ông ta ngày trước. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.

Ngày nay, để xem dự báo thời tiết, nắng mưa trong ngày, trong tuần ta có thể thông qua báo đài, các phương tiện truyền thông, thậm chí các thiết bị thông minh… Tuy nhiên, cha ông ta ngày xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát bầu trời để đưa ra nhận định, mà cho đến nay tính đúng và chính xác của câu “nắng chóng trưa mưa chóng tối” vẫn khá chính xác, đáng để chúng ta dựa vào học hỏi.

Bài mẫu 2

Từ kinh nghiệm thực tiễn ông cha ta có câu “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Vậy vì sao trăng quầng thì thời tiết khô hạn, trăng tán thì sắp mưa, cơ sở khoa học nào để có thể giải thích được câu nói đúc rút từ kinh nghiệm trên? Cùng lí giải để làm sáng tỏ hiện tượng trong câu tục ngữ này.

Nếu để ý chúng ta có thể thấy các hiện tượng thiên nhiên đều có mối liên kết với nhau. Trong câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”, ông cha ta cũng đã dùng hiện tượng “trăng quầng’, “trăng tán” để dự đoán việc trời mưa, trời nắng.

Cụ thể “trăng quầng” là hiện tượng có một quầng sáng trắng hình tròn bao quanh mặt trăng. Vùng sáng này thường được gọi là hào quang của trăng (moon’s halo). Đây là một hiện tượng quang học do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái đất.

Theo kinh nghiệm của cha ông ta, khi trăng quầng, thời tiết sẽ oi bức, nóng nực hoặc rất ít mây. Nếu lý giải trên phương diện khoa học, khi trời oi nóng, hơi nước ít, mật độ nước đóng băng trên khí quyển ít thì khi ánh sáng mặt trăng đi qua sẽ bị khúc xạ, tạo thành vòng sáng trắng quanh mặt trăng.

Ngược lại, khi tầng cao khí quyển nhiều mây, nhiều nước đóng băng, ánh sáng mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần nên tạo ra vùng sáng nhiều màu bao quanh và không tách ra khỏi mặt trăng. Đây chính là hiện tượng “trăng tán” được nhắc đến trong câu tục ngữ, cũng là dấu hiệu dự báo trời dễ, sắp có mưa.

Như vậy, câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” đã căn cứ vào một trong những hiện tượng khá dễ quan sát bằng mắt thường của mặt trăng để cung cấp thông tin về thời tiết trong thời gian gần. Điều quan trọng, nó không chỉ là kinh nghiệm dân gian mà còn phù hợp với góc nhìn khoa học.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved