? mục Luyện tập
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 22 sách Chuyên đề Lịch sử 10
1. Lập bảng thống kê những hình thức trình bày lịch sử và nêu ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I.1 trang 7 sách chuyên đề.
Lời giải chi tiết:
Hình thức trình bày lịch sử truyền thống | Thể loại | Ví dụ |
1. Chuyện kể lịch sử (truyền miệng) | Truyền thuyết, chuyện cổ tích, chuyện dân gian, truyện kể lịch sử | - Lạc Long Quân và Âu Cơ - Sơn Tinh- Thủy Tinh - Sự tích bánh chưng- bánh giầy - Sử thi của các dân tộc ….. |
2. Công trình nghiên cứu lịch sử | Biên niên, thực lục, cương mục, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới,... | - Đại Nam thực lục - Việt sử thông giám cương mục - Lịch sử Việt Nam - Lịch sử thế giới - Lịch sử văn hóa thế giới - Lịch sử Trung Quốc - Lịch sử Đông Nam Á |
3. Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội | Phim, kịch, ca múa nhạc, lễ hội, triển lãm ảnh,... | - Phim: Xpac-ta-cút, Tam quốc diễn nghĩa,... - Đêm Hội Long Trì, Hà Nội mùa đông 1946, Mùi cỏ cháy… - Triển lãm ảnh về Hà Nội 12 ngày đêm,... |
? mục Luyện tập
2. Tại sao thông sử là hình thức trình bày phổ biến nhất?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I.2 trang 9 sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
Hình thức thông sử được trình bày phổ biến vì nó có thể trình bày nhiều tri thức tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử, nên thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
? mục Luyện tập
3. Em hãy cùng nhóm bạn tìm hiểu và giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
Phương pháp giải:
Hs liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Bộ sách Lịch sử Việt Nam là sản phẩm được hoàn thành trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) giao cho GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc làm Chủ nhiệm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì thực hiện. Sách được biên soạn phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam không chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội mà còn trong hệ thống giáo dục đại học nói chung, góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử đất nước, truyền thống dân tộc, cung cấp những bài học kinh nghiệm của lịch sử cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bộ sách được chia làm 4 tập :
– Tập I : Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIV, gồm 4 phần, 14 chương do GS. Phan Huy Lê làm chủ biên ; GS. Phan Huy Lê, GS. Trần Quốc Vượng, GS. Phan Đại Doãn, GS. Lương Ninh và GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc là tác giả.
– Tập II : Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX GS. Phan Huy Lê làm chủ biên ; GS. Phan Huy Lê, PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế và PGS. TS. Vũ Văn Quân là tác giả.
– Tập III : Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 gồm 4 phần, 12 chương do GS. Đinh Xuân Lâm làm chủ biên ; GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. TS. Phạm Xanh, GS. TS. Nguyễn Văn Khánh và PGS. TS. Phạm Hồng Tung là tác giả.
– Tập IV : Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 2000 gồm 3 phần, 11 chương do PGS. Lê Mậu Hãn làm chủ biên ; PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. TS. Nguyễn Đình Lê và PGS. TS. Trương Thị Tiến là tác giả.
Đây là bộ sách nghiên cứu và trình bày lịch sử Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện, trong phạm vi toàn quốc và trong suốt tiến trình lịch sử từ nguồn gốc cho đến năm 2000 theo một hệ thống nhất quán, cập nhật những thành tựu và phương pháp nghiên cứu mới. Bộ sách này là một công trình về lịch sử Việt Nam có tính bước ngoặt đối với sự phát triển của sử học nước nhà.
? mục Luyện tập
4. Em hãy thể hiện lại nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hóa, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.
Lời giải chi tiết:
Hs liên hệ thực tế
Đề thi học kì 1
Chương 3. Liên kết hóa học
Đề kiểm tra học kì 2
Unit 1: Family Life
CHỦ ĐỀ V. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC