1. Từ văn bản Cây tre Việt Nam, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre
2. Hãy viết đoạn văn trình bày lợi ích của cây tre trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam
3. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
4. Từ văn bản Cây tre Việt Nam, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre bằng hình thức một đoạn văn
5. Cảm xúc trữ tình trong văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới
6. Nêu cảm nhận về văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
7. Đóng vai cây tre tự kể chuyện về mình
8. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cây tre Việt Nam
9. Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
10. Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết rất hay:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Đó là quy luật muôn đời của trái tim con người, đất là nơi đã lưu giữ một phần đời với bao nhiêu kỉ niệm và ân tình của con người. Và khi ta đi xa, ta mới nhận ra những giá tị vô hình, tiềm tàng mà nơi ấy đã mang lại. Tác giả cũng nhận ra được một triết lí rất đời thường đó là: Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có chính trong gia đình tôi. Và trong khoảng không gian buổi trưa yên tĩnh ấy giọng một người mẹ ru con lại càng khiến cho tâm hồn người con xa xứ thêm khắc khoải nhớ mong. Hát ru là hình thức diễn xướng quen thuộc của Việt Nam, mang đậm chất quê hương, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, là sự ngọt ngào không thể thiếu của tuổi ấu thơ, như kí ức mãi mãi đi theo mỗi người về những khoảnh khắc yên bình nhất trong vòng tay của mẹ.
Từ tiếng võng đu đưa, tới tiếng ru em dịu dàng mỗi một âm thanh đều mang tính gợi nhớ. Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Ở giữa xứ người một lần nữa được nghe tiếng ru em từ một người phụ nữ xa lạ tác giả như nghẹn ngào: “Trưa hôm nay ôm con người trước lòng quê xúc động, người ấy cất tiếng hát
“Người về nuôi cái cùng con
Để anh chảy nước non Cao Bằng
Cao Bằng xa lắm… anh ơi!”
rồi một lúc lâu lại tiếp tục tha thiết man mát niềm nhớ tiếc:
“Khi đi trúc chửa mọc măng
Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre…”
Tiếng ru ấy đã sưởi ấm trái tim của con người cô đơn nơi viễn xứ. “Tôi bỗng thấy linh hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa…”
Gọi về cả một xứ Bắc với hình ảnh các cô em gái chiếc khăn mỏ quạ, những đêm trăng thanh trai gái hát trống quân… Những điệu ru con miền Bắc của ông bà từ xa xưa có thể khiến cho trái tim chúng ta tan chảy, bồi hồi cảm xúc dâng trào, những dòng kí ức ấu thơ như những thước phim hiện về, giúp tâm hồn chúng ta sống lại tuổi thơ.
Và triết lí tiếp theo, được tác giả chiêm nghiệm đó là: dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới. Đó phải chăng là thế giới của tâm hồn mỗi người con đất Việt. Dù có ở phương trời nào tấm lòng cũng luôn hướng về Tổ Quốc.
Chủ đề 2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Bài 10
Chủ đề 6. Từ
Unit 7. Music
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7