1. Em hãy giới thiệu tóm tắt về truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của tác giả Nguyễn Quang Thiều
2. Viết đoạn văn (5-7 câu) chia sẻ một kỉ niệm của tuổi thơ em
3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Mon
4. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên
5. Qua đoạn trích Bầy chim chìa vôi, hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh
6. Em hãy phân tích cuộc trò chuyện giữa hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều
7. Em hãy phân tích nhân vật mà mình yêu thích trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều
1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật tía nuôi An
2. Qua văn bản “Đi lấy mật”, hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật An
3. Phân tích vẻ đẹp của rừng U Minh qua đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi
4. Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi
5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
1. Bằng đoạn văn (5-7 câu), hãy nêu ấn tượng của em về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi” trong bài thơ Ngàn sao làm việc
2. Hãy nêu cảm nhận của em về một chi tiết gợi tả đặc sắc trong bài thơ Ngàn sao làm việc
3. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Ngàn sao làm việc
4. Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ngàn sao làm việc của Võ Quảng
5. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả Võ Quảng và bài thơ Ngàn sao làm việc
6. Em hãy phân tích sự chuyển giao ngày đêm trong bài thơ Ngàn sao làm việc của Võ Quảng
7. Cảm nhận của em về khung cảnh bầu trời đêm trong bài thơ Ngàn sao làm việc của Võ Quảng.
Bài mẫu 1
Bài mẫu 1
An là cậu bé ham học hỏi: “Những điều má nuôi tôi kể, trong các sách giáo khoa không thấy nói. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chung chung về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong, đại khái vậy thôi. Hiển nhiên từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách theo dấu đường bay của những con ong về tổ. Người ta phải khó nhọc lắm mới đưa được con ong rừng về nuôi thành con ong nhà, vì như thế, việc lấy mật sẽ dễ dàng và bảo đảm hơn”.
An ham học hỏi và ưa khám phá thế giới tự nhiên. Trước đó, trong khoảng thời gian sống cùng gia đình của ông bán rắn, An đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức chỉ có người dân ở đây lưu truyền với nhau, trong sách vở ở thành phố mà An theo học không hề nhắc đến. Trong những cuộc đi bắt rắn giữa An và gia đình, tác giả đã cho ta nhìn thấy được sự dũng cảm, sự kiên nhẫn của những người làm nghề này. Từng cách bắt mồi nhử, cách móc mồi, cách… đuổi muỗi, sự chờ đợi, kiên nhẫn và quang cảnh của rừng U Minh vào ban đêm đã được hiện lên thật sắc nét dưới từng con chữ của tác giả.
Còn trong những lần đi lấy mật ong, quyển sách đã mang lại cho ta những hình ảnh chân thật nhát về cách dựa vào hướng gió, địa điểm, thời tiết mà đoán chỗ ong mật làm tổ để gác kèo lấy mật. Qua đó, ta đã có thể phần nào hình dung ra sự hoang sơ, sự hoang dã của thiên nhiên rừng U Minh.
Bài mẫu 2
Bài mẫu 2
Con người phương Nam hồn hậu, phóng khoáng đã được miêu tả qua hai nhân vật tía nuôi và thằng Cò.
Nhân vật tía nuôi An – ông Hai bán rắn – trốn từ, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Một con thuyền nhỏ, hai vợ chồng, thằng con trai và con chó Luốc đi lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu… Gương mặt ông khoáng đạt rất dễ mến. Làn da mặt người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng chán cao là có xếp mấy đường ngăn… Đôi mắt to, sáng quắc, núp dưới cặp chân mày rậm đen… Mấy nét thôi, nhưng hiện ra cái vẻ phóng khoáng, tự tin của một đời sống tự do và từng trải. Vậy ta thấy ông là người từng trải có nhiều năm kinh nghiệm đi “ăn ong”, được An miêu tả trong đoạn trích với những hành động dứt khoát mạnh mẽ: “Tía nuôi tôi đi trước, bên lưng lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang cái gùi tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc đi sau, ông vung tay lên một cái, đầu con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mấu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sau bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Tía nuôi đã thuần thục rừng U Minh, và những kèo ong trong rừng. Tía nuôi không trò chuyện với An nhiều như má nuôi nhưng tía nuôi cũng thương An, quan tâm tới em, từ những cử chỉ nhỏ như khi đi rừng lo lắng An chưa quen, sợ An mệt: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt. Ăn cơm xong hẵng đi! – tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy”. Và chính An cũng cảm nhận được tình cảm đó: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu?”.
Giống như tía nuôi, Cò cũng am hiểu về rừng U Minh và các kèo ong ở nơi đây. Cò ra dáng một đàn anh chỉ bảo cho An mọi thứ trong hành trình đi lấy mật. Cò được An miêu tả: “Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.”. Cò đảm nhận công việc giữ lương thực trong mỗi lần đi “ăn ong”. Cò mang những đặc điểm của một con người phương Nam hồn hậu, nhiệt tình. Khi An đã thấm mệt Cò vẫn còn sức để tiếp tục: “Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là.”. Cò đã trở thành người anh em tốt của An, trước đó Cò dẫn An đi bắt rắn, đi câu, khi đi lấy mật ong. Cò luôn đồng hành bên cạnh em. Cò đã giảng giải cho An về ong mật: “- Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh châm cao kìa! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giờ!” Đó là những con ong đang ở trên nhánh tràm cao, nơi mà chúng làm tổ muốn thấy chúng ta: “Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sứ giả của bình minh này. Một con, hai con… ba con… Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một xâu chuỗi hạt cườm, trong những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đũa vụt qua rất nhanh. Trên những ngọn tràm cao, đang lướt qua một đàn li ti như nắm trấu bay, phát ra những tiếng kêu eo… eo… eo… eo… Tiếng kêu thật nhỏ, không chú ý theo dõi thì không thể nào nghe được.”.
Là bạn thân của An trong chuyến phiêu lưu của mình, nhờ được đi với cha bắt rắn khắp nơi, mà Cò có sự rắn tỏi và tinh ranh, gan dạ. Nhờ có sự đồng hành của Cò mà An dần trở nên dạ dĩ hơn. Tuy Cò hay ra vẻ ta đây và ganh tị với An nhưng thực chất cậu lại luôn hết lòng che chở và bảo vệ An.
Bài mẫu 3
Bài mẫu 3
Không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích, chỉ xuất hiện trong sự hồi tưởng của An và Cò. Nhưng ta cũng thấy được ảnh hưởng của má nuôi tới hệ thống và toàn bộ tiết tấu của đoạn trích. Nhân vật má nuôi cùng với nhân vật tía nuôi là “cuốn sách sống” về thế giới tự nhiên của rừng U Minh, về ong rừng U Minh: “Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu cây! Một cây còn biết bao nhiêu nhánh? Biết con ong sẽ đóng tổ ở cây nào, nhánh nào? Có phải bạ chỗ nào nó cũng gởi mật đâu? Nhưng làm nghề nào rồi khắc phải thạo nghề ấy con ạ! – Má nuôi tôi đưa mắt trông ra những cánh rừng tràm lờ mờ khuất sau những bụi cây bình bát dại mọc quanh hè, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: - Gió thổi có hạng, cây tốt cùng có vùng. Chọn được vùng rừng tốt, biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa, mình mới định chỗ gác kèo. Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Đó là những chỗ “ấm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn, người đi đốn củi lội đến…” Má cũng như tía nhìn vào hương gió, tính được đường bay của loài ong. Má nuôi là người tỉ mỉ lí giải những câu hỏi của An, từ những câu hỏi nhỏ nhất như kèo ong là gì: “Ờ kèo cũng là nhánh tràm thôi. Nó to cỡ cổ tay mang nhiều nhánh con tua túa vào quãng giữa. Mình chặt lấy một khúc dài hơn thước tây, một đầu có cá nhánh con dùng làm cái mấu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây nào vừa kín, vừa im, có ít nhiều bóng nắng kia. Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, dễ bị ẩm. Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải rửa bớt (chặt bớt), những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng mười một… Những cơn mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mới chặt thì con ong mật chúa kị, nó không bao giờ đóng tổ đâu…”. Má nuôi mang đặc trưng của người phụ nữ Nam Bộ hiền hậu ấm áp, từ những cử chỉ nhỏ nhất khi An hồi tưởng về má nuôi. “Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành”. Má nuôi yêu thương và hiền từ với An như chính con đẻ của mình.
Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất
Chủ đề 10. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chủ đề chung 1. Các cuộc phát kiến địa lí
Đề thi giữa kì 1
Chương IX. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7