Câu 5
a) Ghi các đơn vị đo thể tích m3, dm3, cm3 phù hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vật sau:
b) Viết vào chỗ chấm thích hợp:
Em dùng đơn vị đo thể tích nào để đo thể tích của các vật sau?
Phòng học:.......................... ; Bồn tắm:........................... ; Nồi cơm điện:........................
Phương pháp giải:
Quan sát các vật rồi chọn đơn vị đo thể tích thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Phòng học: m3; Bồn tắm: dm3; Nồi cơm điện: dm3
Câu 6
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Phương pháp giải:
- Diện tích một mặt hình lập phương = cạnh x cạnh
- Diện tích xung quanh = cạnh x cạnh x 4
- Thể tích = cạnh x cạnh x cạnh
Lời giải chi tiết:
* Hình (1):
Diện tích một mặt là: 2,2 x 2,2 = 4,84 (m2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 2,2 x 2,2 x 4 = 19,36 (m2)
Thể tích của hình lập phương là: 2,2 x 2,2 x 2,2 = 10,648 (m3)
*Hình (2)
Diện tích một mặt là: $\frac{4}{7}$x $\frac{4}{7}$= $\frac{{16}}{{49}}$(dm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là: $\frac{4}{7} \times \frac{4}{7} \times 4 = \frac{{64}}{{49}}$ (dm2)
Thể tích của hình lập phương là: $\frac{4}{7}\frac{4}{7}$$ \times \frac{4}{7}$= $\frac{{64}}{{343}}$(dm3)
* Hình (3)
Ta có 64 = 8 x 8 => Độ dài cạnh là 8 m
Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 8 x 8 x 4 = 256 (m2)
Thể tích của hình lập phương là: 8 x 8 x 8 = 512 (m3)
* Hình (4)
Diện tích xung quanh = cạnh x cạnh x 4
Suy ra: cạnh x cạnh = 576 : 4 = 144
Mà 144 = 12 x 12 nên độ dài cạnh là 12 m
Diện tích một mặt là: 12 x 12 = 144 (m2)
Thể tích của hình lập phương là: 12 x 12 x 12 = 1728 (m3)
Vậy ta có kết quả sau:
Câu 7
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 11cm, chiều rộng 4cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật.
b) Thể tích hình lập phương.
Phương pháp giải:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
b) Cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3
Thể tích hình lập phương = cạnh x cạnh x cạnh
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
11 x 4 x 9 = 396 (cm3)
b) Cạnh hình lập phương là:
(11 + 4 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số: a) 396 cm3
b) 512cm3
Câu 8
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật, có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 9m, chiều rộng 4m, chiều cao 1,5m. Nước đã được đổ tới $\frac{5}{6}$ bể. Hỏi phải đổ thêm vào bể bao nhiêu lít nước nữa mới đầy bể?
Phương pháp giải:
Bước 1: Thể tích của bể nước = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
Bước 2: Tìm số phần bể nước cần đổ thêm để đầy bể = 1 - $\frac{5}{6}$
Bước 3: Đổi m3 sang lít
Lời giải chi tiết:
Thể tích của bể nước là:
9 x 4 x 1,5 = 54 (m3)
Số phần bể nước cần đổ thêm để đầy bể là
$1 - \frac{5}{6} = \frac{1}{6}$ (bể)
Số lít nước phải đổ thêm để đầy bể là:
$54 \times \frac{1}{6} = 9$(m3) = 9000 $\ell $
Đổi 9m3 = 9000 $\ell $
Đáp số: 9000 $\ell $
Bài tập cuối tuần 1
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - KHOA HỌC 5
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5
Unit 10. When will Sports Day be?