Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 99 SBT Lịch sử 10
Câu 1. Quan sát Hình 16.1, 16.2 và đọc các tư liệu về hệ thống giếng cổ ở Gio An (Quảng Trị) và đập Nha Trinh (Ninh Thuận). Từ đó, hãy cho biết cách làm thủy lợi của người Chăm – pa có những ưu điểm nào. Những ưu điểm đó có tác dụng gì đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay ở miền Trung Việt Nam?
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục I.1 trang 95 SGK Lịch sử 10
- Dựa vào đoạn tư liệu và hình 16.1; 16.2 của đề bài.
- Nêu ưu điểm và tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Cách làm thủy lợi của người Chăm – pa có những ưu điểm
+ Dẫn được nước từ những vùng trên cao, gập ghềnh đá xuống các đồng ruộng.
+ Dự trữ được lượng nước phục vụ cho việc tưới tiêu vào mùa khô.
+ Ngăn chặn việc mưa lũ gây sạt nở (ưu điểm chính của đập).
- Tác dụng đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay ở miền Trung Việt Nam
+ Khắc phục được cơ bản những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp (khô hạn, thiếu nước tưới tiêu, đất cằn, địa hình hiểm trở,…)
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 2 trang 100 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Quan sát hình 16.3, em hãy cho biết người thợ làm gốm ở Bàu Trúc chủ yếu thuộc dân tộc gì.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 96 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Người thợ làm gốm ở Bàu Trúc chủ yếu thuộc dân tộc Chăm (Nam: quần, ngoài quấn váy, áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu; Nữ: quần bên trong áo dài, đầu đội khăn).
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 3 trang 101 SBT Lịch sử 10
Câu 3. Hãy mô tả thuyền Việt Khê (Hải Phòng) và các mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Từ các hình thức mai táng này, hãy cho biết quan niệm về sự sống và cái chết của người Việt cổ và người Chăm có điểm giống và khác nhau như thế nào.
Phương pháp giải:
- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa: Mộ thuyền Việt Khê; Mộ chum Sa Huỳnh.
- Dựa vào mục II.4 trang 97 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
STT | Di vật | Mô tả |
1 | Hình 16.4. Mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng) | - Kích thước: Dài: 476 cm; Rộng: 77 cm; Dày: 60 cm; Sâu: 39 cm; Cao cả nắp: 60 cm. - Đây là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng. Hai đầu quan tài được bịt kín bằng hai mảnh ván hình bán nguyệt. - Bên trong chứa đồ tùy táng gồm: công cụ lao động và vũ khí chiến đầu; đồ dùng sinh hoạt; nhạc khí… |
2 | Hình 16.5. Mộ chum Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) | - Chum mai táng thường có kích thước lớn gồm thân hình trụ đứng có nắp đậy hình nón cụt. - Trong chum chứa chủ yếu là đồ tùy táng, gồm: đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức. |
* Điểm giống và khác nhau trong quan niệm về sự sống và cái chết của người Việt cổ với người Chăm.
- Giống nhau:
+ Khi chết, thân xác con người sẽ trở thành tro bụi nhưng linh hồn thì bất tử, sau khi lìa khỏi thân xác sẽ tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác.
+ Chết là sự chấm dứt cuộc sống ở thế giới bên này và bắt đầu cuộc sống ở thế giới bên kia, nghĩa là người chết vẫn phải lao động, sinh hoạt và chiến đấu.
- Khác nhau:
+ Quan niệm của người Việt cổ: chiếc thuyền (quan tài) là phương tiện chở linh hồn người chết về cõi vĩnh hằng
+ Quan niệm của người Chăm: “con người sinh ra từ bụng mẹ đến khi chết đi rồi vẫn về với bụng mẹ”. Chum gốm – tượng trưng chi bụng mẹ.
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 102 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Hãy tìm hiểu và trình bày đôi nét về nghi thức rước y trang Pô I-nư Na-ga (Po Inư Nagar). Nghi thức này có ý nghĩa gì trong lễ hội Ka-tê của người Chăm? Lễ hội Ka-tê có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Chăm-pa?
Phương pháp giải:
- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa: Nghi thức rước y trang Pô I-nư Na-ga; lễ hội Ka-tê.
- Dựa vào mục II.4 trang 97 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Nghi thức rước y trang Pô I-nư Na-ga (Po Inư Nagar):
+ Là nghi thức bảo quản y trang của vua chúa và các đồ cúng lễ trên đền, tháp để thờ phụng tổ tiên, thần linh.
+ Do con gái trong gia đình là người cất giữ.
+ Cách thức: đem y trang ra phơi, kiểm tra xem có bị cũ, hư hỏng và báo lại cho Ban phong tục của đền để may bổ sung trước khi diễn ra lễ hội Ka-tê.
- Ý nghĩa của nghi thức trong lễ hội Ka-tê của người Chăm: Được xem là “hồn cốt”, là nghi lễ thiêng liêng của lễ hội.
- Ý nghĩa của lễ hội đối với sự phát triển của văn minh Chăm-pa: Phản ánh đời sống tâm linh (tín ngưỡng thờ thần) thể hiện lòng biết ơn của đồng bào dân tộc Chăm đối với người đi trước.
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 102 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên những cơ sở nào?
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục I trang 95 SGK Lịch sử 10
- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa: cơ sở hình thành quốc gia cổ Chăm-pa.
Lời giải chi tiết:
Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên những cơ sở
- Xuất phát từ văn hóa Sa Huỳnh (TK V TCN) gồm khu vực Trung và Nam Bộ.
- Thời Bắc thuộc, bị nhà Hán xâm chiếm đặt thành quận Nhật Nam, chia thành 5 huyện.
- Cuối TK II, Khu Liên nổi dậy giành thắng lợi đặt tên nước là Lâm Ấp => sau đổi thành Chăm-pa.
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 103 - 104 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
B. Miền Trung và Nam Trung Bộ.
C. Tỉnh Quảng Nam.
D. Tỉnh Bình Thuận.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.1 trang 96 SGK Lịch sử 10
- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa: cơ sở hình thành quốc gia cổ Chăm-pa.
Lời giải chi tiết:
Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở miền Trung và Nam Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay (phía Bắc đến Quảng Bình; phía Nam đến Bình Thuận).
=> Chọn đáp án B.
2. Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Phùng Nguyên.
B. Đồng Nai.
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.1 trang 96 SGK Lịch sử 10
- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa: cơ sở hình thành quốc gia cổ Chăm-pa.
Lời giải chi tiết:
Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh.
=> Chọn đáp án C.
3. Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
A. Âu Lạc.
B. Chân Lạp.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.1 trang 96 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là Chăm-pa.
=> Chọn đáp án C.
4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
A. nông nghiệp, thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. chăn nuôi, trồng lúa nước.
D. buôn bán bằng đường biển.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 96 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là nông nghiệp trồng lúa nước.
=> Chọn đáp án B.
5. Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là
A. chiếm hữu nô lệ.
B. dân chủ chủ nô.
C. chuyên chế cổ đại phương Đông.
D. quân chủ lập hiến phương Đông.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.1 trang 96 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là quân chủ chuyên chế cổ đại phương Đông.
=> Chọn đáp án C.
6. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục I.3 trang 95 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc là có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
=> Chọn đáp án C.
7. So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt?
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và đánh cá.
D. Đúc đồng, làm gốm, buôn bán đường biển phát triển mạnh.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.4 trang 98 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có sự khác biệt ở điểm là Chăm-pa có sự phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp. (điểm chung: ngành kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước).
=> Chọn đáp án A.
8. Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là gì?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.4 trang 97 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc. (A, B, D là điểm chung).
=> Chọn đáp án C.
9. Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc nào?
A. Kĩ thuật xây dựng tháp đạt tới trình độ cao.
B. Hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 96 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc là các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển.
=> Chọn đáp án D.
10. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Tháp Bánh Ít.
B. Tháp Bà Pô Na-ga (Po Naga).
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Phố cổ Hội An.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.4 trang 98 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới là khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (thuộc tỉnh Quảng Nam).
=> Chọn đáp án C.
Chương VI. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Chương 5. Năng lượng hóa học
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Toán 10 tập 1 - Cánh diều
Chủ đề 2. Thị trường và cơ chế thị trường
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10