Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 105 SBT Lịch sử 10
Câu 1. “Nam Tế thư”, một thư tịch của Trung Hoa, có ghi chép về người Phù Nam như sau:
Hãy phân tích đoạn trích trên để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của văn minh Phù Nam.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.1; II.3; II.4 trang 101 - 103 SGK Lịch sử 10
- Chắt lọc thông tin từ đoạn tư liệu.
Lời giải chi tiết:
Mức độ phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của văn minh Phù Nam:
- Kinh tế: ngoại thương đường biển phát triển với việc buôn bán vàng bạc, tơ lụa.
- Chính trị - xã hội: nhà vua có nhà lầu tầng gác; quý tộc thường mặc xà rông bằng lụa the; Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình.
- Văn hóa: đúc nhẫn, vòng đeo tay bằng vàng, làm bát bằng đĩa ngọc, chơi chọn gà, cưỡi voi đi, làm nhà sàn,…
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 2 trang 106 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Hãy quan sát, tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tượng đồng thuộc văn minh Phù Nam và văn minh Chăm-pa.
Phương pháp giải:
- Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa: tượng thần Vishnu thuộc văn hóa Óc Eo và tượng đồng Avalokitesvara thuộc văn minh Chăm-pa.
Lời giải chi tiết:
Hai tượng đồng thuộc văn minh Phù Nam và văn minh Chăm-pa
- Điểm giống nhau:
+ Chất liệu: Đều làm bằng đồng.
+ Tính chất: Đều thể hiện tín ngưỡng thờ thần.
+ Kết cấu: Vị thần đều có nhiều hơn hai bàn tay.
- Khác nhau:
+ Hình 17.1: Thể hiện tín ngưỡng của đạo Hinđu (xuất phát từ Ấn Độ) của cư dân Chăm-pa.
+ Hình 17.2: Thể hiện tín ngưỡng của đạo Phật(xuất phát từ Ấn Độ) của cư dân Phù Nam.
Câu 3
Câu 3. Quan sát Hình 17.3, em hãy nhận xét về kĩ thuật chế tác các loại đồ trang sức của cư dân Phù Nam.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.4 trang 103 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về kĩ thuật chế tác các loại đồ trang sức của cư dân Phù Nam:
- Chế tác được đa dạng mẫu mã (khuyên tai, vòng,…), kiểu cách trang trí phong phú (hình hoa, mặt trời,…)
- Tinh xảo, chịu ảnh hưởng đậm nét phong cách Ấn Độ.
- Thể hiện trình độ điêu luyện, tinh tế, thể hiện tài năng của các nghệ nhân.
- Lấy cảm hứng từ cuộc sống và sản xuất nông nghiệp.
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 108 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa theo các tiêu chí dưới đây:
- Điểm giống nhau:
Tiêu chí | Văn minh Phù Nam | Văn minh Chăm-pa | Văn minh Văn Lang – Âu Lạc |
Niên đại |
|
|
|
Tín ngưỡng tôn giáo |
|
|
|
Phong tục tập quán |
|
|
|
Thành tựu văn hóa nổi bật |
|
|
|
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung kiến thức bài 15;16; 17 trang 87 - 104 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
- Điểm giống nhau:
+ Đều là các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
+ Cơ sở để hình thành: Gắn liền với các dòng sông lớn
+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính.
+ Sớm xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy nhà nước mặc dù còn sơ khai.
+ Đa phần đều mang tính bản địa, mặc dù có du nhập yếu tố văn hóa từ bên ngoài vào (Trung Quốc và Ấn Độ).
+ Đều có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực.
+ Đều có tục ở nhà sàn.
- Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Văn minh Phù Nam | Văn minh Chăm-pa | Văn minh Văn Lang – Âu Lạc |
Niên đại | TK I - VII | TK II - XVII | TK VII – II TCN |
Tín ngưỡng tôn giáo | - Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời. - Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo. | - Tín ngưỡng: thờ thần tổ tiên. - Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo. | - Tín ngưỡng: thờ thần tổ tiên. - Tôn giáo: chưa có. |
Phong tục tập quán | - Đeo nhiều trang sức, thích văn nghệ. - Phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền,… | Tổ chức nhiều lễ hội, thích nhảy múa, hát ca,… | Uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày vào ngày lễ tết,… |
Thành tựu văn hóa nổi bật | - Khu di tích Óc Eo. - Tượng thần Visnu (Kiên Giang). | - Thánh địa Mỹ Sơn. - Tượng vũ nữ Áp-sa-ra (bảo tàng Chăm) | - Đền Hùng - Thành Cổ Loa,… |
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 109 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Quốc gia Phù Nam hình thành trên những cơ sở nào? Những cơ sở ấy có gì khác biệt so với sự ra đời của Vương quốc Lâm Ấp?
Phương pháp giải:
- Tìm kiếm trên Internet cụm từ khóa “Cơ sở hình thành quốc gia Phù Nam”.
- Dựa vào câu 5 SBT tr102 bài 16.
- Dựa vào II.1 trang 101 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
* Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên những cơ sở
- Xuất phát từ văn hóa Óc Eo.
- Nhu cầu trị thủy để phát triển ngành kinh tế nông nghiệp.
- Chủ động tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại biển.
* Sự khác biệt so với sự ra đời của Vương quốc Lâm Ấp
- Không bị triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược.
- Nền văn hóa xuất phát khác nhau.
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 109 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia cổ Phù Nam.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục I.2; II.3; II.4 trang 101; 103 - 104 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia cổ Phù Nam:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là ngành chủ đạo.
+ Ngoại thương đường biển phát triển (buôn bán với nhiều nước như Ba Tư, Hy Lạp, Trung Quốc,…), có nhiều hải cảng.
- Văn hóa:
+ Có tục chôn cất người với nhiều hình thức khác nhau.
+ Tục đeo trang sức, thích ca múa nhạc.
+ Kĩ thuật tạc tượng tôn giáo trình độ cao, tinh xảo.
+ Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời; Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập từ Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng bản địa.
- Xã hội:
+ Giới quý tộc và tu sĩ là tầng lớp trên của xã hội.
+ Thương nhân, thợ thủ công và nông dân là tầng lớp bình dân.
+ Nô lệ là lực lượng lao động tầng lớp bị trị dưới đáy cùng xã hội.
Câu 7
Trả lời câu hỏi câu 7 trang 110 - 111 SBT Lịch sử 10
Câu 7. Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc
A. Óc Eo.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Lan Xang.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục I.2 trang 101 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc Phù Nam.
=> Chọn đáp án C.
2. Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam
A. hình thành.
B. rất phát triển.
C. suy yếu.
B. bị thôn tính.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục Mở đầu trang 100 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam rất phát triển (hình thành: TK I; bị thôn tính và suy yếu: TK VII)
=> Chọn đáp án B.
3. Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là
A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.
B. nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
C. thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.
D. thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
=> Chọn đáp án B.
4. Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính nào?
A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
B. Quý tộc, bình dân, nô lệ.
C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
D. Thủ lĩnh quân sự, bình dân, nô tì.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục I.2 trang 101 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính là: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
=> Chọn đáp án B.
5. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. ở nhà sàn.
B. thờ thần Mặt Trời.
C. thờ thần Sông.
D. thờ cúng tổ tiên.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 103 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn (ven sông ngòi, kênh rạch).
=> Chọn đáp án A.
6. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
B. có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.
C. sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
D. có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.4 trang 103 SGK Lịch sử 10
- Kiến thức cũ phần tín ngưỡng tôn giáo bài 16. Văn minh Chăm-pa SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo (ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ).
=> Chọn đáp án A.
7. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang -Âu Lạc và Chăm-pa là gì?
A. Làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
B. Phát triển đánh bắt thủy hải sản và khai thác lâm sản.
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
- Kiến thức cũ phần tín ngưỡng tôn giáo bài 15. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc và bài 16. Văn minh Chăm-pa SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang -Âu Lạc và Chăm-pa là làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
=> Chọn đáp án A.
8. Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang -Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt nào?
A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ.
C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.
D. Thể chế chính trị là nhà nước quân chủ điển hình.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
- Kiến thức cũ phần tín ngưỡng tôn giáo bài 15. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc và bài 16. Văn minh Chăm-pa SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt là ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ (Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa không có ngành này).
=> Chọn đáp án B.
9. Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Phương pháp giải:
- Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Nhân tố quan trọng hàng đầu đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
=> Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và sự phát triển mạnh mẽ của các thương nhân.
=> Chọn đáp án C.
Chương 10: Địa lí các ngành kinh tế
Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổên đề 1: Cơ sở hóa học
Chương 9. Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Lời má năm xưa
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10