Bài 20. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 21. Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 22. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 23. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 24. Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 26. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 27. Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
? trang 63
? trang 63
Trả lời câu hỏi 1 trang 63 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy:
- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh họa.
- Cho biết các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 (Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư) và quan sát hình 17.1.
Lời giải chi tiết:
Tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư:
- Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.
+ Những nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ,... => dân cư đông đú.
+ Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... => dân cư thưa thớt.
Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
- Kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.
Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.
+ Di cư.
Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.
- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á, Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin.
Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi (trừ đồng bằng sông Nin).
=> Giải thích: Sự phân bố dân cư không đều là do sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa các khu vực. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Trả lời câu hỏi 2 trang 63 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy:
- Cho biết những biểu hiện của đô thị hóa. Lấy ví dụ minh họa.
- Phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 2 (Đô thị hóa) và quan sát hình 17.2.
Lời giải chi tiết:
- Những biểu hiện của đô thị hóa:
+ Mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị;
+ Dân cư tập trung ngày càng đông vào các đô thị;
+ Phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.
Ví dụ: Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị (2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (2016).
- Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:
+ Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị và quy định chức năng đô thị.
Ví dụ: Các đô thị lớn ở Bắc Mỹ như Niu I-oóc, Phi-la-den-phi-a, Lốt An-giơ-let,... đều nằm ở ven biển, nơi có vị trí địa lí thuận lợi về giao thông vận tải biển nhằm trao đổi, buôn bán với các nước trên thế giới.
+ Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...) có tác động:
Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Khả năng mở rộng không gian đô thị.
Chức năng, bản sắc đô thị.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (Dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,...) có tác động đến:
Mức độ và tốc độ đô thị hóa.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống,...
Quy mô và chức năng đô thị.
Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.
? trang 64
? trang 64
Trả lời câu hỏi trang 64 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường”.
- Phân tích theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực.
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:
Tích cực:
- Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
=> Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp hóa => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực NN, tăng tỉ trọng khu vực CN – XD và DV) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động;
=> Đô thị hóa kéo theo các nhu cầu mới của con người, làm xuất hiện nhiều việc làm mới và làm tăng thu nhập cho dân cư.
- Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị.
- Mở rộng không gian đô thị.
- Hình thành các môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện (trong lành, an toàn, tiện nghi),...
Tiêu cực:
Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả:
- Cơ sở hạ tầng đô thị quá tải.
- Sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở và gia tăng tệ nạn xã hội.
- Chất lượng môi trường không đảm bảo.
=> Do dân số tăng lên nhanh chóng.
Luyện tập
Luyện tập
Luyện tập bài 1 trang 64 SGK Địa lí 10
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:
- Nhân tố tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai.
- Nhân tố kinh tế - xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ.
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ các nhân tố tác động đến phân bố dân cư
Luyện tập bài 2 trang 64 SGK Địa lí 10
Cho bảng số liệu sau:
a) Tính tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 – 2020.
b) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện quy mô dân số thế giới và tỉ lệ dân thành thị thế giới giai đoạn 1950 – 2020.
c) Rút ra nhận xét và giải thích.
Phương pháp giải:
- Tính tỉ lệ dân thành thị:
Tỉ lệ dân thành thị (%) = (Số dân thành thị/Số dân thế giới) * 100
- Vẽ biểu đồ kết hợp: Cột thể hiện quy mô dân số, đường thể hiện tỉ lệ dân thành thị.
- Nhận xét và giải thích dựa vào bảng số liệu và nội dung của đô thị hóa.
Lời giải chi tiết:
a) Tính tỉ lệ dân thành thị
Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới giai đoạn 1950 – 2020
(Đơn vị: %)
Năm | 1950 | 1970 | 1990 | 2020 |
Tỉ lệ dân thành thị | 29,6 | 36,6 | 43,0 | 56,2 |
b) Vẽ biểu đồ
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét:
Quy mô dân số và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục giai đoạn 1950 – 2020:
- Quy mô dân số tăng nhanh từ 2536 triệu người (1950) lên 7 795 triệu người (2020), tăng 5 259 triệu người.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 29,6% (1950) lên 56,2% (2020), tăng 26,6%.
* Giải thích:
Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh do tác động từ quá trình đô thị hóa với số lượng đô thị, không gian đô thị ngày càng mở rộng, tỉ lệ gia tăng dân số tại đô thị tương đối cao,...
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 64 SGK Địa lí 10
Sưu tầm một số biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa tới môi trường.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu các thông tin từ mạng xã hội, internet, cuộc sống,...
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa tới môi trường:
- Quy hoạch đô thị gắn liền với cây xanh.
- Xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ ra môi trường.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Xây dựng đô thị văn minh không vứt, xả rác bừa bãi,...
Đề thi giữa kì 1
Unit 3: The arts
Chủ đề 8: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ đề 3. Năng lượng
Chủ đề 4. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh