Bài 20. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 21. Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 22. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 23. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 24. Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 26. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 27. Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
? trang 91
? trang 91
Trả lời câu hỏi trang 91 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 “Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp” và quan sát hình 25.1.
Lời giải chi tiết:
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Ví dụ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, từ đó thu hút người dân đến lao động và làm việc, giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân.
? trang 93
? trang 93
Trả lời câu hỏi trang 92 SGK Địa lí 10
Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong bảng 25.
- Chọn 1 trong 3 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
(Em chọn 1 trong 3 ví dụ dưới đây để ghi vào vở)
Ví dụ: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.
- Điểm công nghiệp:
+ Chế biến chè và sữa bò ở Mộc Châu.
+ Chế biến cà phê ở Tây Nguyên.
+ Chế biến gỗ ở Đắk Nông.
- Khu công nghiệp:
+ Khu chế xuất Tân Thuận.
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
+ Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh).
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,..
- Vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5: các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Lâm Đồng, Bình Thuận.
+ Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 92 SGK Địa lí 10
Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp).
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 92 SGK Địa lí 10
Hãy thu thập thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trên mạng internet, sách báo, thời sự,...
Lời giải chi tiết:
Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Khu chế xuất Tân Thuận nằm tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 300 ha, kề bên Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất này chủ yếu là sản xuất để xuất khẩu. Hàng hóa, nguyên liệu... ra vào khu chế xuất này được xử lý như hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất này được hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu.
Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Unit 2: Adventure
Chủ đề 4. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân
Unit 8. Making Plans