Câu 1 1.1
1.1 Vỏ Địa lí bao gồm
A. toàn bộ vỏ Trái Đất.
B. vỏ Trái Đất và khí quyển bên trên.
C. toàn bộ địa quyển.
D. các lớp vỏ thành phần xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Phương pháp giải:
Đọc lại khái niệm về vỏ địa lí mục 1a trang 51 SGK.
Lời giải chi tiết:
Vỏ Địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
=> Chọn đáp án D.
Câu 1 1.2
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. các địa quyển
B. các bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí
C. các thành phần trong vỏ địa lí
D. vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc lại khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
=> Chọn đáp án C
Câu 1 1.3
Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là
A. vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt của tất cả các địa quyển.
B. vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt Trái Đất.
C. các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh
Chọn đáp án C
Câu 1 1.4
Với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. mỗi thành phần của vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác.
C. để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của vỏ địa lí cùng một lúc.
D. hết sức hạn chế tác động vào các thành phần của vỏ địa lí.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật.
Lời giải chi tiết:
- Biểu hiện:
+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.
+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.
=> chọn đáp án B
Câu 2
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
đọc lại các khái niệm về vỏ Trái Đất, Thạch quyển và vỏ địa lí.
Lời giải chi tiết:
1 – b, 2 – a, 3 - c
Câu 3
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
a. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
b. Nguyên nhân của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là do dạng hình khối cầu của Trái Đất làm cho tia sáng của Mặt Trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
c. Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là nếu một thành phần thay đổi sẽ dần tới sự thay đổi của thành phần khác còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
d. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí giúp chúng ta có thể dự báo trước về sự thay đổi của thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c, d
- Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: a, c, d: Đúng; b: Sai
- Sửa
b, Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 4
Sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến các thành phần tự nhiên khác trên Trái Đất?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin trên Internet hoặc sách báo.
Lời giải chi tiết:
- Đối với sinh quyển: thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Đối với khí quyển: nhiệt độ không khí không ngừng tăng lên, khí hậu sẽ nóng và khô hơn. Thiên tai diễn biến phức tạp và cực đoan, khó dự báo
- Thủy quyển: băng tan ở 2 cực và núi cao làm mực nước biển dâng lên, làm biến đổi lượng giáng thủy (lượng mưa lớn hơn ở nhiều nơi trên thế giới, cường độ các cơn bão mạnh hơn,…).
- Thổ nhưỡng quyển: đất bị khô cằn, một số vùng đất thấp sẽ bị nước biển nhấn chìm.
Đề thi giữa kì 1
Chương 4. Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào
Đề thi học kì 1
Chủ đề 4. Động lượng
Phần 1. Sinh học tế bào