Câu 1 1.1
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo
A. thời gian
B. độ cao và hướng địa hình
C. vĩ độ
D. khoảng cách gần hay xa đại dương.
Phương pháp giải:
Đọc lại khái niệm về quy luật địa đới mục 1a trang 53 SGK.
Lời giải chi tiết:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
=> Chọn đáp án C.
Câu 1 1.2
ác loại gió nào dưới đây thể hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió Mậu dịch, gió mùa, gió Tây ôn đới.
B. Gió mùa, gió Tây ôn đới, gió fơn.
C. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió fơn.
D. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về biểu hiện của quy luật địa đới (chú ý biểu hiện về sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất)
Lời giải chi tiết:
Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng với nhau qua đai áp thấp xích đạo. Sự phân bố đó là nguyên nhân hình thành các đới gió chính trên Trái Đất.
=> Chọn đáp án D
Câu 1 1.3
Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?
A. Vòng tuần hoàn nước.
B. Các hoàn lưu trên đại dương.
C. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về biểu hiện của quy luật địa đới
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.
+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.
+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.
=> Chọn đáp án C
Câu 1 1.4
Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là
A. sự chuyển động của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng đến khí hậu ven bờ.
B. độ dốc và hướng của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
C. năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
D. năng lượng bên ngoài Trái Đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về nguyên nhân sinh ra quy luật phi địa đới.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân của quy luật phi địa đới là do sự phân chia bề mặt Trái Đất ra lục địa, đại dương và do độ cao địa hình dẫn đến sự phân bố nhiệt không đồng đều.
=> chọn đáp án C
Câu 1 1.5
Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là sự giảm nhanh
A. nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
B. lượng bức xạ mặt trời tiếp nhân theo độ cao.
C. nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.
D. nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về nguyên nhân dẫn đến quy luật đai cao
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân của quy luật đai cao là do sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác.
=> Chọn đáp án A.
Câu 1 1.6
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai
A. nhiệt theo đai cao.
B. khí áp theo độ cao.
C. khí hậu theo độ cao.
D. đất và thực vật theo độ cao.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về quy luật đai cao.
Lời giải chi tiết:
+ Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.
+ Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao, sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.
+ Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.
=> Đáp án D
Câu 1 1.7
Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là
A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
B. sự phân bố đất liền, biển và đại dương.
C. sự hình thành của các vành đai đảo, quần đảo ven các lục địa.
D. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về quy luật địa ô.
Lời giải chi tiết:
+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.
+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình, các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến
+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
=> Chọn đáp án A.
Câu 1 1.8
Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi
A. nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
B. lượng mưa theo kinh độ.
C. các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
D. các nhóm đất theo kinh độ.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về quy luật địa ô..
Lời giải chi tiết:
+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.
+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình, các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến
+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
=> Chọn đáp án C.
Câu 2
Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
(1) vĩ độ
(2) khối cầu
(3) lượng bức xạ
(4) tính địa đới
Câu 3
Chứng minh quy luật địa đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới trong các thành phần của địa quyển để chứng minh
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt đất.
- Quy luật địa đới biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất:
+ Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng tuyết vĩnh cửu.
+ Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng với nhau qua xích đạo: áp thấp Xích đạo, 2 áp cao chí tuyến, 2 áp thấp ôn đới và 2 áp cao cực. Sự phân bố đó đã hình thành nên các loại gió thường xuyên trên Trái Đất là gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
+ Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo.
+ Từ cực về Xích đạo có các kiểu thảm thực vật: Hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.
+ Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: Băng tuyết; đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.
Câu 4
Xếp thứ tự nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới sao cho đúng.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về nguyên nhân sinh ra quy luật địa đới
Lời giải chi tiết:
1 – 3 – 4 – 2
Câu 5
Ghép các ô với nhau sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về khái niệm 2 quy luật
Lời giải chi tiết:
1 – A – b; 2 – A – a
Câu 6
Sự giảm nhiệt theo độ cao và theo vĩ độ có gì khác nhau?
Phương pháp giải:
so sánh sự giảm nhiệt theo các tiêu chí về nguyên nhân và biểu hiện quy luật nào trong lớp vỏ địa lí.
Lời giải chi tiết:
- Sự giảm nhiệt theo vĩ độ là biểu hiện của quy luật địa đới. Nguyên nhân do do khối cầu của Trái Đất làm cho có góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi làm lượng bức xạ của Mặt Trời có xu hướng giảm từ Xích đạo về cực. Tốc độ giảm nhiệt theo vĩ độ không đồng đều còn phụ thuộc vào hoàn lưu hoạt động và bề mặt đệm ở mỗi vĩ độ.
- Sự giảm nhiệt theo độ cao là biểu hiện của quy luật phi đia đới (đai cao). Nguyên nhân là càng lên cao thì lượng bức xạ từ bề mặt đất vào không gian càng giảm, không khí loãng mật độ các yếu tố giữ nhiệt cũng giảm. Tốc độ giảm nhiệt theo quy luật cứ lên 100m thì giảm 0.60C.
Câu 7
Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về khái niệm 2 quy luật
Lời giải chi tiết:
1 – A – b; 2 – B – a
Câu 8
Vì sao miền Bắc nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại có một mùa đông lạnh?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin trên Internet hoặc sách báo, chú ý đến yếu tố gió mùa.
Lời giải chi tiết:
Miền Bắc nước ta nằm trong vùng nhiệt đới (theo lý thuyết sẽ nhận được lượng bức xạ từ mặt trời lớn, trong khu vực hoạt động của gió mậu dịch khô, nóng=> nhiệt độ cao) nhưng lại có một mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ phương Bắc thổi xuống.
Câu 9
So sánh quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (chú ý đến khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa của 2 quy luật này để so sánh).
Lời giải chi tiết:
Phần tiếng Việt
Unit 5: The environment
Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh