CH tr 82 27.1
CH tr 82 27.1
Con người đã sử dụng vi sinh vật nào sau đây để tạo ra phần lớn thuốc kháng sinh?
A. Nấm men. B. Tảo đơn bào. C. Xạ khuẩn. D. Vi khuẩn lactic.
Phương pháp giải:
Một số ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong đời sống là:
Nấm men Sacchamyces cerevisiae được ứng dụng trong sản xuất bia, bánh mì;
Xạ khuẩn Strepomyces griseus được ứng dụng trong sản xuất kháng sinh;
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis được ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học trừ sâu diệt sâu tơ, sâu cuốn lá …
Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm được dùng trong sản xuất phân bón vi sinh.
Vi khuẩn Nitrobacter sp. để sản xuất chế phẩm Bio-EM.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 82 27.2
CH tr 82 27.2
Việc sản xuất các protein đơn vào dựa vào khả năng nào sau đây của vi sinh vật?
A. Phân giải chất hữu cơ.
B. Làm vector chuyển gene.
C. Sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt.
D. Tổng hợp chất hữu cơ.
Phương pháp giải:
Việc sản xuất các protein đơn vào dựa vào khả năng tổng hợp chất hữu cơ.của vi sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 82 27.3
CH tr 82 27.3
Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
1 – c; 2 – e; 3 – b; 4 – a; 5 – d; 6 – g; 7 – f.
CH tr 83 27.4
CH tr 83 27.4
Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?
A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.
B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.
C. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại.
D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.
Phương pháp giải:
Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 83 27.5
CH tr 83 27.5
Để tăng lượng vi sinh vật trong đất trồng, người dân nên bón các loại phân nào sau đây?
(1) Phân chuồng;
(2) Phân xanh (từ thực vật);
(3) Phân đạm;
(4) Phân lân;
(5) Phân vi sinh;
(6) Phân kali.
A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (5). D. (2), (3), (6).
Phương pháp giải:
Để tăng lượng vi sinh vật trong đất trồng, người dân nên bón các loại phân: phân chuồng, phân xanh (từ thực vạt), phân vi ính.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 83 27.6
CH tr 83 27.6
Để tăng lượng đạm cho đất, người dân nên trồng các loại cây nào sau đây?
(1) Đậu xanh;
(2) Lạc (đậu phộng);
(3) Điên điển;
(4) Cỏ lào;
(5) Bèo Nhật Bản;
(6) Phi lao;
(7) Vông nem;
(8) Cây so đũa.
A. (1), (2), (4), (5), (6), (8). B. (1), (2), (3), (5), (7), (8).
C. (1), (2), (3), (5), (6), (7). D. (1), (2), (3), (6), (7), (8).
Phương pháp giải:
Để tăng lượng đạm cho đất, người dân nên trồng các loại cây: đậu xanh, lạc, điên điển, phi lao, vông nem, cây so đũa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
CH tr 83 27.7
CH tr 83 27.7
Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?
A. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.
B. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.
C. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.
D. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.
Phương pháp giải:
Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 83 27.8
CH tr 83 27.8
Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?
A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.
B. Lên men tạo vị chua cho tương.
C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.
D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.
Phương pháp giải:
Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.trong sản xuất tương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
CH tr 83 27.9
CH tr 83 27.9
Chế phẩm Bacillus thuringiensis diệt côn trùng gây hại bằng cách nào?
A. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis kí sinh làm chết côn trùng.
B. Các chất độc do vi khuẩn Bacillus thuringiensis tạo ra có khả năng diệt côn trùng.
C. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis ức chế quá trình sinh sản của côn trùng.
D. Các enzyme do vi khuẩn Bacillus thuringiensis tạo ra có khả năng phá vỡ màng tế bào côn trùng.
Phương pháp giải:
Chế phẩm Bacillus thuringiensis diệt côn trùng gây hại bằng cách: các chất độc do vi khuẩn Bacillus thuringiensis tạo ra có khả năng diệt côn trùng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 84 27.10
CH tr 84 27.10
Những phương pháp xử lí nào sau đây cần oxygene trong quá trình thực hiện?
(1) Xử lí bằng bùn hoạt tính.
(2) Xử lí bằng bể UASB.
(3) Xử lí bằng bể phản ứng theo mẻ.
(4) Xử lí bằng đĩa quay sinh học.
(5) Xử lí lọc trên giá mang hữu cơ.
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (2), (4), (5).
Phương pháp giải:
Những phương pháp xử lí cần oxygene trong quá trình thực hiện bao gồm:
(1) Xử lí bằng bùn hoạt tính.
(3) Xử lí bằng bể phản ứng theo mẻ.
(4) Xử lí bằng đĩa quay sinh học.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 84 27.11
CH tr 84 27.11
Khi mua nước mắm, chúng ta thường quan tâm đến tỉ lệ đạm (protein) có trong nước mắm. Hãy giải thích vì sao trong nước mắm lại có đạm (protein).
Phương pháp giải:
Vi sinh vật trong ruột cá tiết ra protease phân giải protein trong thịt cá thành các acid amin đơn giản.
Lời giải chi tiết:
Trong nước mắm có đạm là do vi sinh vật phân hủy cá thành các chất đạm (protein).
CH tr 84 27.12
CH tr 84 27.12
Hãy giải thích vì sao khi phơi/sấy khô thực phẩm ta có thể bảo quản được lâu dài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật.
Phương pháp giải:
Ứng dụng độ ẩm của môi trường trong việc bảo quản thực phẩm bằng cách bảo quản khô.
Lời giải chi tiết:
Khi phơi/sấy khô thực phẩm ta có thể bảo quản được lâu dài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật vì vi khuẩn không thể phát triển trong điều kiện độ ẩm thấp.
CH tr 84 27.13
CH tr 84 27.13
Hãy kể tên một số loại vaccine phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.
Phương pháp giải:
Ứng dụng của vi sinh vật trong việc sản xuất vaccine dựa trên cơ sở khoa học là cho vi sinh vật đóng vai trò kháng nguyên, bằng cách giảm độc lực hoặc bất hoạt loại vi sinh vật gây bệnh đó.
Lời giải chi tiết:
Tên một số vaccine phòng bệnh do vi khuẩn gây ra: vaccine phòng lao, vaccine phòng bạch hầu, vaccine phòng bệnh ho gà, vaccine phòng bệnh uốn ván …
CH tr 84 27.14
CH tr 84 27.14
Để bảo quản phomat, bạn A đã cho phomat vào ngăn đông của tủ lạnh. Cách bảo quản đó có phù hợp không, vì sao?
Lời giải chi tiết:
Bảo quản phomat trong ngăn đông tủ lạnh là không phù hợp, vì nhiệt độ quá lạnh sẽ làm hỏng cấu trúc của phomat.
CH tr 84 27.15
CH tr 84 27.15
Hãy liệt kê một số loại phomat phổ biến hiện nay ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Một số loại phomat phổ biến: Parmesan cheese; Cheddar cheese; Blue cheese; Emmental cheese …
CH tr 84 27.16
CH tr 84 27.16
Hãy so sánh nguyên liệu, quy trình sản xuất và thành phần chính của nước tương và nước mắm.
Phương pháp giải:
Nước tương và nước mắm đều được sản xuất từ việc ứng dụng quá trình phân giải protein nhưng trong quy trình sản xuất có nhiều điểm khác biệt:
- Sản xuất nước tương sử dụng nguyên liệu là đậu tương (protein nguồn thực vật), đậu tương được nghiền và nấu chín, tạo cế phẩm enzyme từ nấm mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) rồi sau đó cho vào cùng chum, ủ.
- Sản xuất nước mắm sử dụng nguyên liệu là cá (protein nguồn động vật), ướp với muối và ủ, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn trong ruột cá phân hủy protein có trong cá sau đó chiết rút và đóng chai.
Lời giải chi tiết:
CH tr 84 27.17
CH tr 84 27.17
Hãy liệt kê một số loại thuốc kháng sinh được sản xuất ở nước ta.
Phương pháp giải:
Khoảng 90% thuốc kháng sinh hiện nay được sản xuất do xạ khuẩn (chi Streptomyces) và vi khuẩn chi Bacillus cùng với nấm Penicillin.
Lời giải chi tiết:
Một số loại thuốc kháng sinh: Penicillin, Tetracyclin, Amoxicillin …
CH tr 84 27.18
CH tr 84 27.18
Hãy liệt kê một số loại chế phẩm Bacillus thuringiensis được sử dụng phổ biến hiện nay.
Phương pháp giải:
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis được ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học trừ sâu diệt sâu tơ, sâu cuốn lá …
Lời giải chi tiết:
Một số chế phẩm Bacillus thuringiensis được sử dụng phổ biến:
- Chế phẩm BT dạng bột ẩm: BioBact WP
- Chế phẩm BT thế hệ mới.
- Chế phẩm BT diệt bọ gậy.
CH tr 84 27.19
CH tr 84 27.19
Hãy liệt kê một số chế phẩm xử lí nước thải được sử dụng phổ biến hiện nay.
Phương pháp giải:
Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh (chi Pseudomonas, Zoogloea ...) và vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter, Nitrosomonas ...).
Lời giải chi tiết:
Một số chế phẩm xử lí nước thải được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Chế phẩn vi sinh xử lí nước thải Microbiotics.
- Chế phẩm EM.
- Giá thể vi sinh vật dính bám BIOQS.
- Chế phẩm Ecolo, Bionetix.
CH tr 84 27.20
CH tr 84 27.20
Vì sao bùn hoạt tính được sử dụng trong xử lí nước thải?
Lời giải chi tiết:
Bùn hoạt tính được sử dụng để xử lí nước thải vì có chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, góp phần làm sạch nước.
Review (Units 5 - 8)
Chương 10: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Phần 3. Sinh học vi sinh vật và virus
Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại
Chương 9. Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10