34.1
Ghép các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi (ở cột A) với lợi ích đối với con người (ở cột B) cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.
Lời giải chi tiết:
1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a.
34.2
Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào.
Phương pháp giải:
Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời giúp con người vận dụng các kiến thức về tập tính để tránh xa những nguy hiểm hoặc ứng dụng để thu lại lợi ích cho con người.
Lời giải chi tiết:
34.3
Em hãy nêu những ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.
Phương pháp giải:
Trong trồng trọt, con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… ở các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,… phù hợp với mỗi loài nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người. Ví dụ: người ta làm trụ cho cây hồ tiêu dựa trên hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt cho năng suất cao.
Người ta lợi dụng tập tính của các loài động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu, chuột,… để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.
Trong chăn nuôi, dựa trên những hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã huấn luyện cho các vật nuôi trong nhà hình thành được những tập tính tốt như ăn, ngủ đúng giờ; đi vệ sinh đúng chỗ; nghe hiệu lệnh (tiếng kẻng, tiếng gọi, huýt sáo, tiếng vỗ tay,…). Ví dụ: Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ, dùng đèn để thu hút một số loài hải sản; vỗ tay gọi cá đến (Hình 34.3a) để giảm công sức chăm sóc của con người. Con người cũng ứng dụng tập tính để huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi như huấn luyện chó chăn cừu (Hình 34.3b).
Trong đời sống, con người hình thành các thói quen tốt như ghi nhớ bài, đi ngủ đúng giờ, chấp hành luật an toàn giao thông,…
Lời giải chi tiết:
Trong trồng trọt, con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng tiếp xúc, hướng nước,… để có chế độ chiếu sáng, làm giàn, tưới nước,… hợp lý; có các biện pháp tiêu diệt côn trùng gây hại.
Trong chăn nuôi, con người hình thành tập tính tốt cho vật nuôi như: ăn, ngủ đúng giờ; đi vệ sinh đúng chỗ; nghe hiệu lệnh đến ăn;…
Con người ứng dụng các tập tính của động vật trong việc đánh bắt, huấn luyện động vật
34.4
Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.
Phương pháp giải:
Để hình thành thói quen, cần lặp đi lặp lại các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn thói quen
Bước 2: Thực hành chúng lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày
Bước 3: Kiên trì thực hiện thói quen đó.
Bước 4: Tự đánh giá thói quen đã được hình thành chưa.
Lời giải chi tiết:
Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau:
Bước 1: Chọn sách mình ưa thích.
Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp.
Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.
Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.
34.5
Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.
Phương pháp giải:
Để hình thành tập tính ở động vật, cần lặp đi lặp lại các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tập tính
Bước 2: Thực hành chúng lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày
Bước 3: Kiên trì thực hiện tập tính đó.
Bước 4: Đánh giá tập tính đã được hình thành ở động vật đó chưa.
Lời giải chi tiết:
Để hình thành tập tính nghe hiểu lệnh về ăn, người nuôi nên làm như sau:
Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. Vào những ngày sau cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho ăn sau khi gọi. Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.
CHƯƠNG I. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC – ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Chương 9. Một số yếu tố xác suất
Chương 9: Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh vật
Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7