35.1
Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của thực vật. Trình bày cách tiến hành, dự đoán kết quả, giải thích hiện tượng quan sát được rồi hoàn thành thông tin vào bảng theo mẫu sau:
Lưu ý: HS cần cho biết các đối tượng thực vật phù hợp cho mỗi thí nghiệm (ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc nên chọn cây thân leo hay cây thân gỗ).
Phương pháp giải:
Một số yếu tố kích thích đối với thực vật như: nước, ánh sáng, trụ bám, con người, âm thanh,…
Bố trí thí nghiệm phù hợp, lưu ý các điều kiện để kết quả thí nghiệm đạt độ chính xác cao.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: - Các nhóm cây phù hợp cho các thí nghiệm như:
+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: nên chọn các cây non, rễ đang phát triển.
+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây: nên chọn các cây thân mềm, cây non (ví dụ: cây hoa mười giờ, cây đỗ,…).
+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây: nhóm cây phù hợp với thí nghiệm này là các cây thân leo như mướp, đậu, bầu, bí.
- Các thiết kế thí nghiệm HS dựa trên cơ sở cách làm thí nghiệm trong SGK.
35.2
Thực hành hình thành tập tính học được cho vật nuôi: Hình thành thói quen ăn uống đúng giờ cho một số vật nuôi phổ biến như chó, mèo, lợn, gà, cá,… theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mỗi vật nuôi.
Bước 2: Xác định khung thời gian mong muốn cho vật nuôi ăn.
Bước 3: Cho vật nuôi ăn uống theo khung thời gian đã xác định trong bước 1. Trước mỗi lần cho ăn có thể sử dụng âm thanh làm hiệu lệnh.
Bước 4: Lặp lại bước 3 trong nhiều ngày cho đến khi chúng quen với thời gian và hiệu lệnh cho ăn.
Bước 5: Đánh giá sự thành công bằng cách quan sát phản ứng thể hiện nhu cầu ăn uống của vật nuôi (như tiếng kêu, hành vi mừng rỡ, bơi/chạy đến chỗ ăn,…) vào khung thời gian đã chọn.
a) Viết bảng kết quả theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Để hình thành tập tính ở động vật, cần lặp đi lặp lại các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tập tính
Bước 2: Thực hành chúng lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày
Bước 3: Kiên trì thực hiện tập tính đó.
Bước 4: Đánh giá tập tính đã được hình thành ở động vật đó chưa.
Mỗi loài động vật khác nhau thì thời gian hình thành tập tính nào đó sẽ khác nhau. Cần kiên trì để đạt được kết quả.
Lời giải chi tiết:
Chương II. Số thực
Chủ đề 4. Âm thanh
Phần Lịch sử
Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn
Chủ đề 2: Môi trường xanh
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7