33.1
Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
A. từ môi trường.
B. từ môi trường ngoài cơ thể.
C. từ môi trường trong cơ thể.
D. từ các sinh vật khác.
Phương pháp giải:
Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích từ môi trường.
33.2
Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
A. Các nhận biết.
B. Các kích thích.
C. Các cảm ứng.
D. Các phản ứng.
Phương pháp giải:
Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích.
33.3
Hoàn thành thông tin trong bảng theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Một số yếu tố kích thích đối với thực vật như: nước, ánh sáng, trụ bám, con người, âm thanh,…
Lời giải chi tiết:
33.4
Quan sát các hiện tượng cảm ứng của một số sinh vật thường gặp trong thực tiễn và hoàn thành các thông tin vào bảng theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích từ môi trường.
Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
33.5
Hãy dự đoán tình huống khi con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường xung quanh (như nóng, lạnh, gặp nguy hiểm,…)
Phương pháp giải:
Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Nếu con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.
33.6
So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.
Phương pháp giải:
Cảm ứng ở thực vật:
+ Diễn ra chậm
+ Hình thức kém đa dạng
Cảm ứng ở động vật:
+ Diễn ra nhanh
+ Hình thức đa dạng
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và kém đa dạng hơn so với cảm ứng ở động vật.
33.7
Tập tính là gì? Nêu một số tập tính phổ biến ở động vật.
Phương pháp giải:
Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Một số tập tính ở động vật như: tập tính bảo vệ lãnh thổ, săn mồi, di cư, sống bầy đàn,…
33.8
Tìm hiểu một số tập tính của động vật rồi hoàn thành thông tin trong bảng theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính chăm sóc con non, tập tính di cư,…
Lời giải chi tiết:
33.9
Hãy phân biệt các thói quen trong bảng sau vào nhóm thói quen tốt và không tốt. Lập kế hoạch để hình thành các thói quen tốt mà bản thân chưa có.
Phương pháp giải:
Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Lời giải chi tiết:
33.10
Lấy các ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở sinh vật.
Phương pháp giải:
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Lời giải chi tiết:
- Tập tính bẩm sinh: Tập tính cho con bú của khỉ, tranh giành con cái ở sư tử, thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù, tập tính di cư của một số loài chim, gấu bắc cực ngủ đông…
- Tập tính học được: Tập tính ăn uống theo giờ của thú nuôi, nhận biết chủ nhà của chó, người dừng xe khi gặp đèn đỏ, tập thể dục buổi sáng ở người,…
Bài 4. Nghị luận văn học
Bài 5. Văn bản thông tin
Đề thi giữa kì 2
Chủ đề 5. Ánh sáng
Unit 9: Festivals around the World
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7