CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

Báo cáo thực hành: Tính chất của gluxit

Đề bài

I. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozo với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniac đựng trong ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó, cho tiếp 1 ml dung dịch glucozo vào, lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa (hoặc đặt vào cốc nước nóng). Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra.

II. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozo, saccarozo, tinh bột

Có ba dung dịch glucozo, saccarozo và hồ tinh bột (loãng), đựng trong ba lọ được đánh số ngẫu nhiên (1,2,3). Lấy mỗi dung dịch 1 – 2 ml vào các ống nghiệm có đánh số tương ứng. Sau đó tiến hành thí nghiệm sau:

Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch iot vào ba dung dịch trong ba ống nghiệm. Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra. Để riêng lọ đựng dung dịch đã nhận biết được. Lấy hai ống nghiệm đánh số tương ứng với hai lọ dung dịch còn lại. Cho vào mỗi ống nghiệm 3ml dung dịch amoniac, thêm tiếp 3 giọt dung dịch AgNO3 vào và lắc mạnh. Tiếp tục cho vào mỗi ống nghiệm trên 3 ml dung dịch đựng trong lọ tương ứng rồi ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng.

Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra.

Lời giải chi tiết

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

+ Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

+ Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic \(C_6H_{12}O_7\).

+ PTHH: \(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O → C_6H_{12}O_7 + 2Ag\).

\(Ag_2O\) thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứa các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot

+ Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra

+ Giải thích: Iot làm xanh hồ tinh bột

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

+ Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ

+ PTHH: \({C_6}{H_{12}}{O_6} + A{g_2}O \to {C_6}{H_{12}}{O_7} + 2{\rm{A}}g\)

+ Giải thích: Glucozơ có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozơ thành axit gluconic và tạo kết tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved