A. Bài tập trong SGK Câu 1
A. Bài tập trong SGK Câu 1
Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về tác phẩm và văn nghị luận để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề và câu kết của văn bản cho thấy mục đích viết bài cáo: công bố rộng rãi cùng toàn dân về công cuộc đánh dẹp giặc Minh (“bình Ngô”) thắng lợi.
- Đoạn kết cho thấy hoàn cảnh ra đời của bài cáo: sau khi chiến thắng, đuổi sạch giặc Minh (“Xã tắc từ đây vững bền ... vết nhục nhã sạch làu”).
- Một văn bản nghị luận phải nêu được vấn đề nào đó để bàn luận. Vấn đề Bình Ngô đại cáo nêu ra thể hiện ở câu mở đầu bài cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đó là thực hiện nhân nghĩa - “trừ bạo” để “yên dân”.
A. Bài tập trong SGK Câu 2
A. Bài tập trong SGK Câu 2
Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Phương pháp giải:
Phân tích phần mở đầu để làm sáng tỏ nhận định.
Lời giải chi tiết:
Phần mở đầu bài cáo đã đề cập đến những vấn đề lớn, bao gồm những yếu tố cần và đủ để khẳng định về một quốc gia độc lập:
– Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử (“Như nước Đại Việt ta từ trước ... phong tục Bắc Nam cũng khác”).
– Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”).
– Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất, chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại (“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”).
→ Do đó, phần này có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập và giữ vai trò làm cơ sở lí luận cho các phần sau.
A. Bài tập trong SGK Câu 3
A. Bài tập trong SGK Câu 3
Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?
Phương pháp giải:
Phân tích để chứng minh cho luận điểm đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
− “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo:
+ Ở phần 1, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.
+ Ở phần 2, tư tưởng nhân nghĩa là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.
+ Ở phần 3, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn|Lấy chí nhân để thay cường bạo, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở“lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.
+ Ở phần 4, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.
- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo được nối kết theo quan hệ nhân quả.
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 1
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 1
* Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:
1.Cho biết mục đích của bài chiếu
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và cho biết mục đích, đối tượng của bài chiếu.
Lời giải chi tiết:
Cần lưu ý, tác giả bài chiếu là Nguyễn Trãi nhưng chủ thể trong bài chiếu là vua Lê Thái Tổ (Vua sai Nguyễn Trãi thay mình viết bài chiếu để ban bố mệnh lệnh). Do mục đích muốn được nhiều người tài đức về giúp việc triều chính nên bài chiếu hướng tới đối tượng rộng rãi, bao gồm cả các quan trong triều và toàn thể nhân dân.
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 2
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 2
2. Phân tích bố cục của bài chiếu.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phân chia bố cục bài chiếu theo nội dung từng phần
Lời giải chi tiết:
Bố cục bài chiếu cũng thể hiện hệ thống luận điểm trong bài chiếu
- Nguyên nhân viết bài chiếu: Đất nước muốn thịnh trị cần phải có người hiền tài giúp việc nước → cầu hiền tài, do đó, là việc hết sức quan trọng và cấp bách
- Vì thế, trước hết, nhà vua yêu cầu các quan tiến cử hiền tài.
- Bên cạnh đó, nhà vua kêu gọi những người tài khắp nơi, không phân biệt xuất thân tự mình đề cử.
- Cuối cùng, nhà vua bày tỏ lòng mong muốn tha thiết tìm được người tài giúp nước.
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 3
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 3
3. Ở mỗi luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Ở luận điểm thứ nhất, bài chiếu đưa ra lí lẽ: Đất nước thịnh trị là nhờ có nhiều hiền tài.Có được nhiều hiền tài là vì các quan trọng triều luôn quan tâm tiến cử những người tài giỏi.
Bằng chứng: bài chiếu đã dẫn việc tiến cử hiền tài của các quan đời Hán, đời Đường.
- Ở luận điểm thứ hai, bài chiếu đưa ra lí lẽ: Triều đình đang thiếu người tài giúp nước, vì thế trách nhiệm của các quan là phải tiến cử người tài; làm được điều này là có công với triều đình và có công thì sẽ được thưởng.
Bằng chứng: bài chiếu dẫn ra các mức thưởng cụ thể cho những quan lại tiến cử được người tài giỏi.
- Ở luận điểm thứ ba, bài chiếu đưa ra lí lẽ: Cầu hiền tài có nhiều cách, không chỉ nhờ tiến cử mà cá nhân còn có thể tự đề cử.
Bằng chứng: bài chiếu đã dẫn những nhân vật nổi tiếng ở thời Xuân thu, Chiến quốc đã tự tiến và làm nên sự nghiệp lớn để kích thích những kẻ sĩ ở khắp nơi.
- Ở luận điểm cuối cùng, lí lẽ cũng là bằng chứng: Nếu những người tài ẩn náu nơi thôn dã cứ “câu nệ tiểu tiết”, sợ tự đề cử sẽ làm mất danh giá của mình, sẽ phụ lòng nhà vua và lỡ dịp cống hiến cho đất nước.
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 4
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 4
4.Những câu văn nào biểu lộ cảm xúc của nhân vật chủ thể trong bài chiếu? Những câu văn ấy có tác dụng như thế nào đối với sức thuyết phục của bài chiếu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản tìm những câu văn biểu lộ cảm xúc của nhân vật chủ thể trong bài chiếu và nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- “Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người”.
- “những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.”
→ Những câu văn này cho thấy ý thức trách nhiệm đối với đất nước, lòng mong mỏi chí thiết, cũng như sự trân trọng của nhà vua đối với người hiền tài. Từ đó, nó làm bài chiếu tăng thêm sức mạnh thuyết phục, thôi thúc các quan tiến cử người tài và kích thích người tài tự đề cử.
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 5
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 5
5. Tác giả đã làm tăng hiệu quả thuyết phục của bài chiếu bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Tìm những dẫn chứng, lí lẽ mà tác giả nêu trong bài.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã làm tăng hiệu quả của bài chiếu bằng những tác động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với đối tượng.
- Về mặt vật chất: nêu ra mức thưởng cụ thể bằng việc thăng chức cho những người có công tiến cử.
- Về mặt tinh thần: đề cập đến vận mệnh thịnh suy của đất nước tùy thuộc vào người hiền tài để nhắc nhở trách nhiệm đối với đất nước của mọi người và bày tỏ lòng mong chờ người hiền tài thiết tha của nhà vua để nhắc nhở trách nhiệm về đạo vua tôi.
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 6
B. Bài tập mở rộng (bài Chiếu cầu hiền tài) Câu 6
6.Bài chiếu này so với Thư lại dụ Vương Thông có gì giống và khác nhau về mục đích viết, đối tượng hướng tới và giọng điệu nghị luận?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai văn bản và nêu ra điểm giống, khác nhau của hai văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai văn bản đều có mục đích thuyết phục đối tượng (bài chiếu tuy là mệnh lệnh đối với các quan nhưng cũng nhằm mục đích thuyết phục người tài trong nhân dân tự đề cử).
- Điểm khác nhau:
+ Đối tượng của bài chiếu là các quan và nhân dân trong nước; đối tượng của bức thư là tướng giặc Minh.
+ Bài chiếu thuyết phục đối tượng thực hiện một hành động; bức thư thuyết phục đối tượng từ bỏ một hành động.
+ Chiếu cầu hiền tài tuy về hình thức là mệnh lệnh nhưng có giọng điệu tâm tình, tha thiết; Thư lại dụ Vương Thông tuy về hình thức là bức thư nhưng có giọng điệu hùng biện, đanh thép.
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 1
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 1
1. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả qua bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Mạch cảm xúc của tác giả đi theo bố cục Đề - Thực – Luận – Kết của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Hoàn cảnh sống hiện tại – Công việc hàng ngày nơi quê nhà – Cuộc sống đầy hứng thú giữ thiên nhiên tươi đẹp – Tấm lòng trung hiếu không phai nhạt trong bất kì hoàn cảnh nào.
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 2
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 2
Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ? Biện pháp ấy đã mang lại hiệu quả thẩm mĩ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và tìm ra các biện pháp tu từ, tác dụng của biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là ẩn dụ, dùng ở cặp câu luận và cặp câu kết.
- Ở hai câu luận, gió, trăng, khói sóng, ráng chiều là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là kho báu vô tận mà nhà thơ tự do “thu”, “chở” một cách hào hứng và tự hào được sở hữu nó. Hai câu luận cho thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc, sự giàu có về mặt tinh thần và niềm lạc quan vui sống của nhà thơ.
- Ẩn dụ trong hai câu kết cho thấy tấm lòng trung hiếu của nhà thơ rất kiên định, rắn như đá quý, đỏ như son, không gì có thể làm nó mòn mỏi, phai nhạt, biến đổi.
Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là ẩn dụ, dùng ở cặp câu luận và cặp câu kết.
- Ở hai câu luận, gió, trăng, khói sóng, ráng chiều là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là kho báu vô tận mà nhà thơ tự do “thu”, “chở” một cách hào hứng và tự hào được sở hữu nó. - Hai câu luận cho thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc, sự giàu có về mặt tinh thần và niềm lạc quan vui sống của nhà thơ.
- Ẩn dụ trong hai câu kết cho thấy tấm lòng trung hiếu của nhà thơ rất kiên định, rắn như đá quý, đỏ như son, không gì có thể làm nó mòn mỏi, phai nhạt, biến đổi.
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 3
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 3
Bài thơ này và bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 có điểm gì tương đồng trong cách quan sát và miêu tả thiên nhiên không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai bài thơ và tìm ra điểm tương đồng trong cách quan sát, miêu tả thiên nhiên.
Lời giải chi tiết:
Điểm tương đồng giữa hai bài thơ là cách miêu tả thiên nhiên sống động, thiên nhiên như có tâm hồn, tình cảm; thiên nhiên đến với con người, làm bạn bè thân thiết, làm đẹp, làm vui cho con người.
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 4
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 4
Hình ảnh nào trong bài thơ làm bạn cảm thấy thú vị nhất? Giải thích vì sao.
Phương pháp giải:
Nêu ra hình ảnh khiến em cảm thấy thú vị và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Độc đáo và thú vị nhất là hình ảnh trong hai câu luận:
- Khô và thuyền thường dùng để chứa những của cải vật chất cụ thể. Kho và thuyền của nhà thơ lại dùng chứa gió, trăng, khói, ráng, những thứ trừu tượng, chỉ có thể nhìn thấy và cảm nhận, không thể nắm bắt; mà lại được thu chứa đầy ắp đến đội cả nóc kho, vẹo cả then thuyền.
- Những vẻ đẹp vô hình, trừu tượng của thiên nhiên được cụ thể hóa, trở nên gần gũi, có đường nét, hình khối, trọng lượng như có thể sờ mó, cầm nắm được qua trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ, khiến câu thơ vừa tươi vui, sinh động vừa hóm hỉnh.
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 5
B. Bài tập mở rộng (bài Thuật hứng) Câu 5
Bạn cảm nhận được điều gì về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ trên?
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của em.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ cho em cảm nhận rằng Nguyễn Trãi là một người yêu thiên nhiên, cuộc sống với một tâm hồn phóng khoáng, tự do nhưng ẩn sâu trong ta vẫn cảm nhận được một nỗi niềm trăn trở của ông với đất nước.
Unit 2: Entertainment
Chương V. Động lượng
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học
Unit 3: The arts
Tổng hợp danh pháp các nguyên tố hóa học
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10