Câu 1
Câu 1
Tìm những câu có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen trong văn bản Tôi thích làm vua và chỉ ra tác dụng của các biện pháp ấy.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và ôn tập lại kiến thức về từ chêm xen.
Lời giải chi tiết:
Các câu có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen là:
- Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.
- Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;
- Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.
Câu 2
Câu 2
Tìm những câu có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê trong hai văn bản Đất rừng phương Nam (trích) (SGK Ngữ văn 10, tập hai) và Tôi thích làm vua.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và ôn tập lại kiến thức về biện pháp tu từ liệt kê.
Lời giải chi tiết:
Một số câu có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê:
- Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa
Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.
- Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.
- Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.
- Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.
- Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.
Câu 3
Câu 3
Chỉ ra biện pháp liệt kê trong các trường hợp sau. Xác định xem đây là kiểu liệt kê theo từng cặp hay không theo từng cặp; kiểu liệt kê tăng tiến hay không tăng tiến.
a. Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa
Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.
b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.
c. Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.
d. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.
e. Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức về biện pháp tu từ liệt kê.
Lời giải chi tiết:
a. Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa
→ Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến
Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.
b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.
Lưu ý: Trong ngữ liệu b, có một phép liệt kê (một nịnh, một trung) nằm trong phép liệt kê lớn hơn.
→ Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến
c. Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.
→ Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến
d. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.
→ Liệt kê không theo từng cặp, tăng tiến
e. Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.
→ Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến
Câu 4
Câu 4
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong các trường hợp sau:
a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.
b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;
c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức về biện pháp tu từ chêm xen.
Lời giải chi tiết:
a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.
b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;
c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.
→ Tác dụng: Nhằm bổ sung ý nghĩa cho câu, giúp câu rõ ràng, đầy đủ người đọc dễ hiểu được vấn đề hơn.
Câu 5
Câu 5
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và chiêm xen nói về một trong hai nội dung sau:
a. Kể về một vùng đất mà bạn đã từng đi qua ghi lại dấu ấn trong bạn.
b. Quê hương, đất nước đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người?
Phương pháp giải:
Chọn một đề tài và viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
b. Quê hương, đất nước đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người?
Bên cạnh việc cố gắng học tập, rèn luyện bản thân; một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên một con người chính là quê hương. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò to lớn đối với mỗi người. Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương – nơi cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Tình yêu quê hương sẽ giúp con người làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng to lớn của quê hương, chưa có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp, vững mạnh,… Những người này cần thay đổi tư duy và sống cống hiến hơn, yêu quý hơn quê hương của mình. Mỗi người chỉ được sống một lần cũng như chỉ có một quê hương. Chúng ta hãy trân trọng cuộc sống cũng như trân trọng quê hương để từ đó nỗ lực phát triển bản thân, cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội.
Chương 1. Sử dụng bản đồ
Unit 4: Gender equality
SBT TOÁN TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Unit 12. Decisions
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10