Câu 1
Câu 1
Đọc phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 7 để biết được yêu cầu.
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 7 để biết được yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
+ Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.
+ Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.
+ Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.
+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
+ Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.
+ Bố cục bài luận gồm 3 phần:
Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.
Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.
Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.
Câu 2
Câu 2
Hãy chọn một đề tài cho bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Ví dụ các thói quen sau:
– Xả rác nơi công cộng.
– Cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.
– Nói chuyện và làm việc riêng trong tiết học.
– Cóp bi bài làm của bạn.
- Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ.
- Ăn ngủ không điều độ.
– Đi trễ
- …..
Hay các quan niệm sau
– Xem thường khả năng của các bạn nữ.
– Xem văn chương là phù phiếm.
– Xem tiền bạc có thể mua được tất cả.
- Đề cao quá đáng cái tôi cá nhân.
- Xem thường những nghề lao động tay chân ...
...
Sau khi chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn và viết thành bài hoàn chỉnh. Sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá bài làm.
Phương pháp giải:
Chọn một đề tài và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Lựa chọn đề tài: Copy bài của bạn.
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần trình bày
2. Thân bài:
- Định nghĩa về copy bài của bạn là gì?
- Tình trạng hiện nay.
- Nguyên nhân dẫn đến việc copy bài của bạn
- Hậu quả
- Để khắc phục cần làm những việc gì
3. Kết bài: Bài học kinh nghiệm cần rút ra
*Bài làm tham khảo
Copy bài của bạn không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Đây là tình trạng thường gặp của rất nhiều bạn học sinh.
Do tâm lí lười học, ham chơi nên dẫn đến việc các bạn mất tập trung trong học tập. Đến mùa thi cử không có đủ kiến thức để làm bài kiểm tra dẫn đến tình trạng quay cóp bài của các bạn khác. Hiện tượng này rất đáng lên án và cần được khắc phúc càng sớm càng tốt. Việc không trung thực trong học tập và thi cử dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Các bạn sẽ bị ỷ lại, không chịu cố gắng và gian dối. Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Ở trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài hơn chứ không được giấu dốt, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập, không để chuyện gia đình ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi thăm quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Chính vì vậy các bạn học sinh cần xác định rõ nhiệm vụ chính của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường là học tập và cần phải trung thực trong học tập, có như vậy các bạn mới có một tương lai tốt đẹp, trở thành những công dân có ích cho đất nước.
Các bạn học hãy nỗ lực và cố gắng trong học tập, không nên ỷ lại, gian dối để bản thân tụt dốc. Chúng ta hãy tự làm một tấm gương sáng cho chính mình.
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ
Chuyên đề 1. Công nghệ tế bào và một số thành tự
Đề kiếm tra 15 phút
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Chương VII. Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10