Câu 1
Trình bày khái niệm và yêu cầu của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội)
Phương pháp giải:
Đọc lại tri thức về kiểu bài trong SGK ngữ văn 7, tập 2 bài 6 và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu của văn bản nghị luận"
Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 2
Dựa vào bảng sau em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống | Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | |
Giống | ||
Khác (về đề tài, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng) |
Phương pháp giải:
Đọc lại kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học ( bài Những góc nhìn văn chương, SGK Ngữ Văn 7, tập 1) đông thời so sánh với kiểu bài nghị luận về một vấn đề đời sống, từ đó đưa ra sự so sánh.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Khi đọc văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống, em nên chú ý điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần trong box hướng dẫn về kĩ năng đọc được trình bày trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Xác định ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Chỉ ra mục đích viết của văn bản và mối quan hệ giữa mục đích viết.
Câu 4
Chỉ ra câu văn thể hiện lí lẽ, câu văn thể hiện bằng chứng trong đoạn văn sau:
Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-xơ-tơ (Pasteur), Anh-xơ-tanh (Einstein), hai vợ chồng Kiu-ri (Curie) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng, cả tháng cả năm tự giam trong phòng thi nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quả mau, là nhờ thủ tự học tìm tòi của họ.
(Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2007)
Phương pháp giải:
Ôn lại lý thuyết về lí lẽ, dẫn chứng sau đó đọc kĩ đoạn văn để xác định
Lời giải chi tiết:
– Các câu văn thể hiện lí lẽ trong đoạn văn: Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước.
– Các câu văn thể hiện bằng chứng trong đoạn văn: Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá Pát-xơ-tơ (Pasteur), Anh-xơ-tanh (Einstein), hai vợ chồng Kiu-ri (Curie) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng, cả tháng cả năm tự giam trong phòng thi nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quả mau, là nhờ thủ tự học tìm tòi của họ.
Câu 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Dựa vào bài "Đừng sợ thất bại" theo Kim Thị Mùa Đông SBT trang 6 và trả lời các câu hỏi:
a. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?
b. Vẽ sơ đồ thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
c. Em có nhận xét gì về bằng chứng tác giả nêu ra trong văn bản? Việc đưa bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích văn bản?
d. Chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện trong Đừng sợ thất bại.
đ. Tại sao tác giả cho rằng thất bại là "một bước lùi cho ba bước tiến"?
e. Theo em, việc học hỏi từ thất bại sẽ mang đến cho chúng ta lợi ích gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại khái niệm và đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một đời sống trong Tri thức Ngữ Văn. Sau đó trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Mục đích: thuyết phục người đọc về việc đối mặt và vượt qua thất bại
b.
c.
- Bằng chứng tác giả nêu ra là một nhân vật nổi tiếng, có nhiều đóng góp, được nhiều người biết đến và thừa nhận, đồng thời cũng là một tấm gương sáng cho việc vươn lên tử thất bại.
- Việc chọn bằng chứng như vậy làm tăng sức thuyết phục cho văn bản, giúp người đọc thêm tin vào bài học vượt lên thất bại.
d. Có thể chỉ ra một số đặc điểm như thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề, có lí lẽ và bằng chúng thuyết phục, lí lẽ và bằng chúng được sắp xếp theo trinh tự hợp lí.
đ. Tác giả cho rằng thất bại là “một bước lùi cho ba bước tiến” bởi vì nếu ta dám đối mặt và học hỏi từ thất bại, thì đó chỉ là một “thành công bị trì hoãn” cho ta nhiều kinh nghiệm, từ đó làm nên những thành công lớn lao hơn trong tương lai.
e. Hãy liên hệ với trải nghiệm thực tế của bản thân để trả lời. Có thể nêu một số ý như học hỏi từ thất bại cho ta kinh nghiệm sống; giúp ta rèn luyện bản lĩnh sống để trưởng thành, cứng cỏi hơn, giúp ta khám phá những tiềm năng của bản thân, giúp ta thấu hiểu những người xung quanh
Chương 9. Một số yếu tố xác suất
Review 4
Chương 1: Số hữu tỉ
Unit 9. English in the World
Đề kiểm tra học kì 1
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7