Câu 1
Trình bày những đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng dựa trên bảng tóm tắt dưới đây:
| Đặc điểm |
Đề tài |
|
Cốt truyện |
|
Tình huống |
|
Sự kiện |
|
Nhân vật |
|
Không gian, thời gian |
|
Phương pháp giải:
Đọc lại tri thức về kiểu bài trong SGK ngữ văn, tập 2 bài 9 và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
| Đặc điểm |
Đề tài | Đa dạng, phong phú, thường gắn liến với các phát minh khoa học, công nghệ |
Cốt truyện | Thường được xây dựng dựa trên các sự kiện giả tưởng liên quan đến thành tựu khoa học |
Tình huống | Đặt nhân vật và hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mâu thuẫn trong thế giới giả tưởng |
Sự kiện | Lẫn lộn giưac thực tại và thế giới giả định |
Nhân vật | Thường xuất hiện các nhân vật như: ngoài hành tinh, người có năn lực phi thường |
Không gian, thời gian | Mang tín giả định như không gian vũ trụ, lòng đất,đáy biển |
Câu 2
Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, em nên chú ý những điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc phần Đọc mở rộng theo thể loại trong SGK ngữ văn, tập 2 bài 9 và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, cần chú ý đến các yếu tố sau đây.
- Xác định đề tài của truyện: đề tài của truyện thường liên quan đến các vấn đề của khoa học kĩ thuật, tiến bộ công nghệ.
- Xác định các yếu tố giả tưởng trong không gian, thời gian của câu chuyện.
- Xác định yếu tố khoa học trong truyện (liên quan đến những phát minh, sáng chế nào?).
- Xác định cốt truyện và các sự kiện phi thực tế trong câu chuyện.
- Tìm hiểu cách nhà văn miêu tả các nhân vật giả tưởng trong câu chuyện.
- Rút ra ý nghĩa của câu chuyện hoặc thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi tới người đọc.
Câu 3
Đọc đoạn trích sau và liệt kê những chi tiết chứng minh Ích-chi-an là nhân vật thể hiện một số đặc điểm của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng:
“Một hồi còi trầm trầm từ cảng vọng tới. Tàu Hô-rốc khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng.
Ích-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn.
Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên. Ích-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loài hoa quen thuộc. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường".
(Trích Người cả, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)
Phương pháp giải:
Đọc lại phần ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết thể hiện Ích-chi-an là nhân vật của truyện khoa học viễn tưởng:
- Ích-chi-an có thể sống cuộc sống của một người cả ngoài biển khơi suốt 24 tiếng đồng hồ.
- Ích-chi-an có thể bơi ở mức nước sâu (trong bóng tối dày đặc, ở lớp nước lạnh phía dưới) mà không cần bình dưỡng khí.
- Ích-chi-an có thể ngủ ngay cả khi đang bơi và để cho mình trôi đi theo dòng nước biển
- Ích-chi-an vừa thở bằng mang lại vừa thở được bằng phổi. Ở dưới biển, anh thở bằng mang, vừa ngoi lên bờ, anh lại thở bằng phổi và sinh hoạt, ngủ nghỉ như một con người bình thường.
Câu 4
Đọc văn bản "Bài ca chim ưng" SBT Tiếng Việt 7 tập 2 trang 51 và trả lời các câu hỏi bên dưới.
a. Tóm tắt các sự kiện chính được kế trong đoạn trích.
b. Chim Ưng và Rắn Nước đã trò chuyện về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng không? Vì sao?
c. Cách dùng dấu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy có sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở)
TT | Từ câu…đến câu | Lời kể của… | Ngôi kể thứ… |
1 | Từ “Biển tối sầm…ông lão bắt đầu kể” |
|
|
2 | Từ “rắn nước bò lên cao…mặt biển mênh mông” |
|
|
3 | Từ “Phía xa màu nguyệt…êm ái vô cùng” |
|
|
Sự thay đổi trong cách kể chuyện như có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Các sự kiện chính xảy ra trong văn bản Bài ca Chim Ưng
- Nhân vật “tôi” năn nỉ ông lão Ra-him kể một bài ca cổ có tên “Bài ca Chim Ưng".
– Chim Ưng bị thương, rơi xuống khe núi và gặp Rắn Nước.
- Rắn Nước khuyên Chim Ưng thả mình từ miệng vực để có thể lần nữa bay lên bầu trời.
- Chim Ưng thả minh xuống vực nhưng không bay lên được mà bị sóng cuốn đi.
b. -Chim Ưng và Rắn Nước tranh luận với nhau về cuộc sống trên bầu trời.
+ Chim Ưng: trông thấy trời xanh, tự do bay lượn giữa bầu trời là hạnh phúc, thấy Rắn Nước thật khổ thân vì không được gần bầu trời.
+ Rắn Nước: trời chỉ là một chỗ trống, không bò được, ở hẻm núi vừa ấm lại vừa ẩm ướt.
Cuộc tranh luận này cho thấy cả Chim Ưng và Rắn Nước đều có cái nhìn phiến diện, chỉ đứng trên góc nhìn, trải nghiệm, môi trường sống của mình để đánh giá cuộc sống của người khác.
- Cách tác giả giải quyết vấn đề: Để Rắn Nước khuyên Chim Ưng lao từ vực xuống, nhằm nâng đối cảnh lên, sống thêm một ít nữa trong môi trường bầu trời quen thuộc.
- Ý kiến của em về cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng có thể phát biểu theo hai hướng sau:
+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả, vì Chim Ưng đang hấp hối, nếu không thử lao xuống miệng vực, nó cũng sẽ chết. Lao xuống vực, biết đầu, Chim Ưng có thể bay lượn được thêm một vài giây phút giữa bầu trời cho thấy chim Ưng rất dũng cảm, khao khát tự do và biết cố gắng hết sức để đạt được niềm hi vọng.
+ Phản đối cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng bị thương nặng, không thể nào bay lên được nữa. Chính vì nó cố chấp lao xuống vực để bay lên nên mới bị sóng cuốn trôi, chết trong đau đớn và thất vọng. Cách giải quyết này cho thấy Chim Ưng không biết chấp nhận thực tế, mơ mộng viển vông.
TT | Từ câu…đến câu | Lời kể của… | Ngôi kể thứ… |
1 | Từ “Biển tối sầm…ông lão bắt đầu kể” | Người kể xưng tôi | Ngôi kể thứ nhất |
2 | Từ “rắn nước bò lên cao…mặt biển mênh mông” | Người kể là nhân vật ông lão | Ngôi kể thứ ba |
3 | Từ “Phía xa màu nguyệt…êm ái vô cùng” | Người kể xưng tôi | Ngôi kể thứ nhất |
Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong cách kể chuyện:
- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về ông lão Ra-him và câu chuyện về Chim Ưng và Rắn Nước mà ông lão Ra-him kể cho nhân vật tôi nghe.
- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về con Chim Ưng dũng cảm, dám chết cho khát vọng được bay lượn trên bầu trời.
- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới thế giới thực tại là câu chuyện của ông lão và nhân vật tôi, thế giới tưởng tượng là câu chuyện mang tính chất triết lí về Chim Ưng và Rắn Nước.
Câu 5
Đọc văn bản Phòng Sô-cô-la (chocolate) ti vi SBT Tiếng Viêt 7 tập 2 trang 54 và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Văn bản viết về đề tài gì
b. Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với chú bé Sác-li Bấc-kịt trong đoạn trích.
c. Dựa vào bảng sau, em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa chiếc ti vi thông thường hiện nay và chiếc ti vi sô-cô-la của ông Quơn-cơ:
Ti vi thông thường | Ti vi sô-cô-la | |
Giống | ||
Khác (mục đích chế tạo, cách thức sử dụng) |
d. Từ các chi tiết trong văn bản, hãy cho biết nhân vật ông Quan-cơ thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng.
đ. Văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của truyện khoa học viễn tưởng về đề tài, cốt truyện, tình huống, sự kiện?
e. Từ câu chuyện về phòng sô-cô-la ti vi của ông Quan-cơ, em nghĩ gì về khả năng sáng tạo của con người?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đề bài và đọc lại văn bản sau đó trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Đề tài: Ứng dụng phát minh khoa học sáng chế ti vi để sản xuấ kẹo sô-cô-la.
b. Những sự kiện chính xảy ra với chú bé Sác-li Bắc-kit trong đoạn trích:
- Sác-li và mọi người được ông Quơn-cơ dẫn vào phòng sô-cô-la ti vi.
- Sác-li lắng nghe cơ chế hoạt động của ti vi và máy sô-cô-la ti vi
- Sác-li chứng kiến quá trình hoạt động của ti vi sô-cô-la và được ăn kẹo sô-cô-la lấy ra từ chiếc ti vi.
c.
Ti vi thông thường | Ti vi sô-cô-la | |
Giống | - Cả hai đều có cơ chế hoạt động giống nhau - Cả hai đều thu nhỏ hình ảnh so với thực tế ở ngoài đời | |
Khác (mục đích chế tạo, cách thức sử dụng) | - Mục đích chế tạo: thư phát sóng hình ảnh để phục vụ đời sống con người - Cách sử dụng: dùng như một thiết bị truyền tin con người không đụng chạm được và hình ảnh trong đó. Vì vậy không không có trải nghiệm thực tế | - Mục đích chế tạo: đưua sô-cô-la tới tận tay người dùng - Cách sử dụng: như một máy bán hàng tự động. con người có thể lấy kẹo từ tivi. Có trải nghiệm thực tế |
d. Một số đặc điểm của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng được thể hiện qua nhân vật Quan-cơ là:
- Người có hiểu biết về các phát minh liên quan đến khoa học (biểu hiện qua cách ông giới thiệu về cơ chế hoạt động của ti vi và ti vi sô-cô-la, qua cách ông tổ chức sản xuất để những người công nhân không gặp nguy hiểm khi vận hành máy móc).
- Người có khả năng sáng tạo phi thường, có thể tạo ra những điều kì diệu, từ chiếc ti vi thông thường nghĩ đến việc chế tạo ti vi sô-cô-la.
đ. Những đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cốt truyện, tình huống, sự kiện, không gian:
- Cốt truyện Sác-li và các bạn được trải nghiệm phong sản xuất từ vi sô-cô-la. Dựa trên phát minh về ti-vi, ông Quơn-cơ đã sáng tạo nên chiếc ti vi có thể thu, phòng thanh kẹo sô-cô-la, giúp người xem có thể thò tay vào ti vi, lấy thanh kẹo để ăn
- Tình huống: nhân vật được đặt trong tình huống khám phá giả tưởng (khám phá phòng sản xuất từ vị sô-cô-la kì diệu, vừa nhìn hình ảnh, vừa lấy kẹo để ăn được).
- Không gian căn phòng ti vi sô-cô-la với những máy móc khổng lồ, những người tí hon mặc đồ của các nhà du hành vũ trụ
e. Câu chuyện về ông Quơn-cơ cho ta thấy:
- Khả năng sáng tạo của con người phải bắt nguồn từ sự hiểu biết thấu đáo về những kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình tìm hiểu, thực hiện.
- Khả năng sáng tạo của con người cần thông qua quan sát (cách ông Quơn-cơ quan sát chiếc ti vi hoạt động và nghĩ đến ti vi sô-cô-la).
- Khả năng sáng tạo của con người là vô hạn, biến những điều không thể thành có thể.
Chủ đề 2. Phân tử
Chủ đề 7. Trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật
Chủ đề 1. Trồng trọt và lâm nghiệp
Vở thực hành Ngữ văn 7 - Tập 1
Unit 8. Festivals around the World
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7