Câu 1
Ghi lại những kinh nghiệm của bản thân khi thực hiện bài trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Phương pháp giải:
Dựa vào kinh nghiệm thực hiện bài trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Lời giải chi tiết:
Theo em để làm một bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống trước hết em cần biết vấn đề nghị luận chính của bài đó là gì, sau đó ta đưa ra các ý kiến và quan điểm của bản thân về vấn đề đó, tìm những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho luận điểm của mình thêm thuyết phục.
Câu 2
Trình bày cách thức bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người nghe bằng cách hoàn thành bảng sau:
Tâm thế tôi cần chuẩn bị là ….. |
Để hiểu đúng ý kiến phản bác của người nghe, tôi sẽ nói…… |
Để khẳng định lại ý kiến mình đưa ra (khi người nghe hiểu lầm), tôi sẽ nói …. |
Tôi phản biện lại những ý kiến chưa hợp lý của người nghe bằng cách nói …. |
Tôi ghi nhận và phản hồi những ý kiến phản biện hợp lí bằng cách nói… |
Phương pháp giải:
Đọc phần hướng dẫn nói và nghe trong SGK
Lời giải chi tiết:
Tâm thế tôi cần chuẩn bị là một tâm thế tích cực |
Để hiểu đúng ý kiến phản bác của người nghe, tôi sẽ nói: "Có phải ý bạn là...?", "Theo tôi hiểu, bạn cho rằng...","Vì sao bạn cho rằng...?" |
Để khẳng định lại ý kiến mình đưa ra (khi người nghe hiểu lầm), tôi sẽ nói "Có thể bạn đã hiểu lầm ý của tôi. Ý của tôi là...", "Tôi không cho rằng...ý tôi là...","Tôi xin được nhắc lại ý kiến của mình, đó là..., chứ không phải là..." |
Tôi phản biện lại những ý kiến chưa hợp lý của người nghe bằng cách nói "Tôi nghĩ rằng ý kiến của bạn chưa hợp lí, bởi vì...", "Những bằng chứng bạn đưa ra chưa thuyết phục, vì..." |
Tôi ghi nhận và phản hồi những ý kiến phản biện hợp lí bằng cách nói:"Cảm ơn ý kiến của bạn, tôi sẽ tiếp thu để bài nói của mình hoàn thiện hơn","Cảm ơn ý kiến của bạn, đúng là..." |
Câu 3
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Sau khi tổng kết trao thưởng cuộc thi viết “Vì một ngôi trường hạnh phúc", trường em tổ chức buổi tọa đàm để học sinh trình bày ý kiến về những vấn đề trong nhà trường mà mình quan tâm. Em hãy chuyển bài viết của mình thành bài nói để tham gia buổi tọa đàm.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đề và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Em xin gửi lời chào chân thành nhất đến toàn bộ thầy cô và các bạn học sinh có mặt trong buổi tọa đàm ngày hôm nay.
Trong buổi tọa đàm vấn đề chính em em muốn đề cập đến đó chính là vấn đề gian lận thi cử đang diễn ra khá phổ biến gây nhức nhối đến tất cả giáo viên và học sinh tại Việt Nam nói riêng và toàn bộ thế giới nói chung.
Trước hết ta cần phải biết gian lận thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.
Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.
Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lí mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.
Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn. Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.
Đó là ý kiến và quan điểm của em về vấn đề gian lận thi cử. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!
Đề thi giữa kì 1
Bài 7: Trí tuệ dân gian
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
Bài 3
Chủ đề 1: Trường học của em
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7