Bài tập đọc hiểu: Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ trang 26 - SBT CD 6
Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của một bài ca dao trang 28 - SBT CD 6
Bài tập đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước trang 29 - SBT CD 6
Bài tập tiếng Việt trang 30, 31 - SBT CD 6
Bài tập viết trang 31, 32 - SBT CD 6
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài tập viết, SBT trang 17 Ngữ văn 6 Cánh diều
Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, không cần lưu ý điểm nào?
A. Lựa chọn truyện truyền thuyết hoặc cổ tích để viết bài kể lại
B. Xác định nội dung chính; từ đó, lập dàn ý cho bài văn
C. Bám sát câu chữ, trung thành với văn bản truyện đã đọc
D. Không chép lại nguyên văn toàn bộ câu chuyện trong sách
Phương pháp giải:
Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Cách thức:
+ Không chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong sách.
+ Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
+ Người viết có thể thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả biểu cảm.
+ Người viết có thể nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.
Như vậy, khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, không cần lưu ý điểm bám sát câu chữ, trung thành với văn bản truyện đã đọc
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài tập viết, SBT trang 17 Ngữ văn 6 Cánh diều
Lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
Lập dàn ý
Lời giải chi tiết:
Để lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích cần xác định
a) Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích và định viết bài văn kể lại là truyện nào? Truyện ấy có trong SGK Ngữ văn 6 đã học trên lớp hay tự đọc?
b) Liệt kê các nhân vật và sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật.
c) Xác định các nội dung trong mỗi phần (dự định nêu nội dung gì?)
- Mở bài:…
- Thân bài:...
- Kết bài:…
Lưu ý: có thể kể lại truyện một cách sáng tạo theo tưởng tượng và suy nghĩ của bản thân em.
Dàn ý tham khảo: Kể lại truyện Sự tích hoa cúc
1. Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện Sự tích hoa cúc
2. Thân bài:
- Ngày xưa có một cặp mẹ con nghèo khó nhưng sống bên nhau êm đềm, không may người mẹ bị bệnh nặng không thuyên giảm, người con rất lo lắng và thương mẹ.
- Thấy tấm lòng hiếu thảo của người con Phật đã biến thành một ông lão tặng cho người con đóa hoa cúc 5 cánh, dặn đem về chăm sóc, hoa có bao nhiêu cánh, mẹ sống được chừng ấy năm.
- Thấy hoa chỉ có 5 cánh người con đã xé nhỏ vụn từng cánh cho đến khi không còn đếm được nữa, kể từ đó người mẹ khỏi bệnh và hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc.
3. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Unit 2: School
Chủ đề: Di sản mĩ thuật
Unit 2: Days
Bài 4: Quê hương yêu dấu
Unit 5: Around town
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6