Hướng dẫn cách xác định phương thức biểu đạt trong văn bản
Phân tích cấu trúc phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
Các phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản - Phần 1
Các phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản - Phần 2
Luyện tập về các biện pháp tu từ - Phần 1
Luyện tập về các biện pháp tu từ - Phần 2
Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các biện pháp tu từ về từ: khái niệm, dấu hiệu nhận biết, ví dụ.
Các biện pháp tu từ cú pháp thường gặp
1/ ĐẢO NGỮ:
- Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…
- Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
[Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
2/ LẶP CẤU TRÚC:
- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
- Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” [Hồ Chí Minh]
=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]
=> Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
3/ CHÊM XEN:
- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
[Quê hương – Giang Nam]
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.
5/ CÂU HỎI TU TỪ:
- Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.
6/ PHÉP ĐỐI:
- Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
- Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ [bổ sung ý cho nhau]
“Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”
[Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm]
“Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng”
“Son phấn/ có/ thần/ chôn vẫn hận
Văn chương/ không/ mệnh/ đốt còn vương”
[Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du]
Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Unit 10. Lifelong Learning
CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ