Hướng dẫn cách xác định phương thức biểu đạt trong văn bản
Phân tích cấu trúc phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
Các phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản - Phần 1
Các phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản - Phần 2
Luyện tập về các biện pháp tu từ - Phần 1
Luyện tập về các biện pháp tu từ - Phần 2
Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các biện pháp tu từ về từ: khái niệm, dấu hiệu nhận biết, ví dụ.
Các biện pháp tu từ cú pháp thường gặp
1. Phép lặp
- Khái niệm: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
- Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
- Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
1.1 Lặp ngữ âm
- Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
Ví dụ:
Ðòn gánh / có mấu
Củ ấu / có sừng
Bánh chưng / có lá
Con cá / có vây
Ông thầy / có sách
Ðào ngạch / có dao
Thợ rào / có búa...
(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
1.2 Lặp từ ngữ
- Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
1.3 Lặp cú pháp
- Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2: Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
(Hồ Chí Minh)
Trong ví dụ 2, cách lặp cú pháp không chỉ 2 câu (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ), mà còn cả cách tổ chức văn bản gồm 4 đoạn văn kèm theo ở mỗi câu để giải thích ý đưa ra trong mỗi câu ấy.
2. Phép thế
- Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
- Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
2.1. Thế đồng nghĩa
- Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi)
2.2. Thế đại từ
- Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Ví dụ 1: Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.
(Hải Hồ)
Ví dụ 2: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
3. Phép liên tưởng
- Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
- Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).
- Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
3.1. Liên tưởng cùng chất
* Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ...) hoặc trong quan hệ tập hợp - thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính......)
* Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):
Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
* Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm... Rồi nửa tháng, lại một tháng.
(Nguyễn Công Hoan)
3.2. Liên tưởng khác chất:
* Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
* Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
* Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.
(Nguyễn Ðịch Dũng)
-> Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ
* Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy... nhưng (nghịch nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả).
Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí.
(Trần Ðăng)
-> Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy.
4. Phép nghịch đối
+ Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
- Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
- Từ ngữ dùng ước lệ
* Ví dụ 1 (dùng từ trái nghĩa):
Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ.
(Nam Cao)
* Ví dụ 2 (dùng từ ngữ phủ định):
Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc.
(Phạm Văn Ðồng)
* Ví dụ 3 (dùng từ ngữ miêu tả):
... Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy...
(Nam Cao)
* Ví dụ 4 (dùng từ ngữ ước lệ):
Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình.
(Nguyễn Ðức Thuận)
5. Phép nối
+ Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
+ Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
- Kết từ,
- Kết ngữ,
- Trợ từ, phụ từ, tính từ,
- Quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
5.1. Nối bằng kết từ
- Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên... Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu.
* Ví dụ 1: Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta.
(Phạm Văn Ðồng)
* Ví dụ 2: Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng.
(Nam Cao)
5.2. Nối bằng kết ngữ
- Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ, kiểu như vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết kiểu như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại...
* Ví dụ 1:
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc.
(Hồ Chí Minh)
* Ví dụ 2:
Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm.
(Nam Cao)
5.3. Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ
- Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác...
* Ví dụ 1:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân.
(Tô Hoài)
* Ví dụ 2:
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
(Nam Cao)
* Ví dụ 3:
Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ.
5.4. Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng)
- Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
* Ví dụ 1 (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ):
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.
(Phạm Hổ)
* Ví dụ 2 (câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu):
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn.
(Nam Cao)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Unit 14 : International Organizations - Các Tổ Chức Quốc Tế
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Ngữ văn 12 - tập 1
Unit 5. Cultural Identity
CHƯƠNG 10. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG