Lý thuyết
1. Lý thuyết truyền thuyết
Yếu tố | Truyền thuyết |
Khái niệm | Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu |
Cốt truyện | - Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng tôn thờ - Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật - Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại |
Mạch truyện | Thường kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính; hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục |
Nhân vật | - Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh… - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng - Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ |
Lời kể | Cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện |
Yếu tố kì ảo | - Là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. - Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh |
2. Khái quát nội dung chính các văn bản
Văn bản | Tóm tắt | Nội dung chính | Giá trị nghệ thuật |
Thánh Gióng | Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ. | Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. | - Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết. - Nghệ thuật nói quá, so sánh. |
Sự tích Hồ Gươm | Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. | Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. | Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa. |
Bánh chưng, bánh giầy | Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ. | Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. | - Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian. |
Đề bài
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai?
c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Giặc đã dến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đóng đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa đều bay thẳng lên trời.”
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì?
b. Xác định ngôi kể và thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa gì?
d. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
… “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”.
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”…
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích?
b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
c. Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên
d. Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy)
Câu 4: Truyện Sự tích Hồ Gươm có các chi tiết: quân Minh sang xâm lược nước ta (I); Lê Lợi khởi nghĩa Ở Lam Sơn (II); Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III/0; Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV); trong tay Lê Lợi, thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V); Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI); Lê Lợi trả gươm Ở hồ Tả Vọng (VII); hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII). Hãy đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi:
a) Trong các chi tiết trên, chi tiết nào có tính chất kì ảo? Vì sao?
b) Trong các chi tiết trên, chi tiết nào có tính chất hiện thực? Vì sao?
c) Nếu lược bỏ các chi tiết kì ảo trên, câu chuyện sẽ như thế nào?
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương”
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
b. Xác định các từ theo cấu tạo trong câu sau: “Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại”
c. Hai thứ bánh trong đoạn văn trên là loại bánh nào? Ý nghĩa của hai loại bánh ấy.
d. Qua văn bản chưa đoạn văn trên, em hiểu biết thêm gì về đất nước, dân tộc ta thời vua Hùng?
Câu 6: Hãy đóng vai một nhân vật tự kể về sự tích truyện Bánh chưng, bánh giầy
Hướng dẫn giải
Câu 1:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”. a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. b. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai? c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”? |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý sự kiện được nhắc đến
Lời giải chi tiết:
a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
b. Đoạn văn trích từ tác phẩm Thánh Gióng
Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng
c. Ý nghĩa chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng
- Ý thức đánh giặc cứu tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì
- Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ vùng lên cứu nước.
Câu 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Giặc đã dến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đóng đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa đều bay thẳng lên trời.” a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? b. Xác định ngôi kể và thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa gì? d. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a.
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Thánh Gióng.
- Văn bản ấy thuộc thể loại: truyền thuyết
b.
- Ngôi kể thứ ba
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa: thể hiện quan niệm của người xưa, người anh hùng phải có sức mạnh về thể xác để có đủ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
d. Nội dung chính: Tráng sĩ (Thánh Gióng) ra trận đánh giặc, thắng giặc và bay lên trời.
Câu 3:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: … “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”… a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích? b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? c. Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên d. Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy) |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a.
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản Sự tích hồ Gươm
- Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
b. Đoạn văn kể về sự việc: Đức Long Quân sai sứ giả lên đòi lại gươm thần / hoặc Lê Lợi trả gươm cho Đức Long Quân.
c.
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo: lưỡi gươm tự nhiên động đậy, Rùa Vàng biết nói
- Cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên: giặc Minh, Lê Lợi, địa danh hồ Tả Vọng – hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm
d. Một số truyện truyền thuyết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy) là: Con Rồng cháu Tiên; Sự tích An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy;…
Câu 4:
Truyện Sự tích Hồ Gươm có các chi tiết: quân Minh sang xâm lược nước ta (I); Lê Lợi khởi nghĩa Ở Lam Sơn (II); Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III/0; Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV); trong tay Lê Lợi, thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V); Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI); Lê Lợi trả gươm Ở hồ Tả Vọng (VII); hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII). Hãy đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi: a) Trong các chi tiết trên, chi tiết nào có tính chất kì ảo? Vì sao? b) Trong các chi tiết trên, chi tiết nào có tính chất hiện thực? Vì sao? c) Nếu lược bỏ các chi tiết kì ảo trên, câu chuyện sẽ như thế nào? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Sự tích Hồ Gươm
Lời giải chi tiết:
a.
– Các chi tiết có tính kì ảo: Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III); Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV); trong tay Lê Lợi, thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V); Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI); Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng Ở hồ Tả Vọng (VII).
– Lí do: Chúng là những chi tiết được tưởng tượng ra, không gắn với sự thật lịch sử.
b. Các chi tiết có tính hiện thực: Quân Minh sang xâm lược nước ta (I); Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (II); hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII).
– Lí do: Chúng là những chi tiết gắn với sự thật lịch sử.
c. Nếu lược bỏ các chi tiết kì ảo trên, câu chuyện sẽ kém hấp dẫn.
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương” a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b. Xác định các từ theo cấu tạo trong câu sau: “Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại” c. Hai thứ bánh trong đoạn văn trên là loại bánh nào? Ý nghĩa của hai loại bánh ấy. d. Qua văn bản chưa đoạn văn trên, em hiểu biết thêm gì về đất nước, dân tộc ta thời vua Hùng? |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
b. “Lang Liêu/ đem/ giấc mộng/ gặp /thần/ ra/ kể/ lại”
Từ đơn: đem, gặp, thần, ra, kể, lại
Từ ghép: Còn lại
c. Hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy
- Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa thực tế: Đề cao thành quả của nghề nông.
+ Ý nghĩa sâu xa: tượng trưng của Trời - Đất, muôn loài, tượng trưng cho ngụ ý đùm bọc nhau.
d.
- Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thời kì đất nước ta phát triển kinh tế, người dân tự làm ra lương thực để duy trì đời sống.
- Hiểu biết hơn về văn hóa dân tộc, biết ơn Trời đất, Tổ tiên qua việc tế lễ.
Câu 6:
Hãy đóng vai một nhân vật tự kể về sự tích truyện Bánh chưng, bánh giầy |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Bánh chưng, bánh giầy, xác định các sự kiện trong truyện và đóng vai nhân vật
Lời giải chi tiết:
Những sự việc chính trong văn bản bánh trưng bánh giày là:
- Vua Hùng khi về già muốn truyền người nối ngôi
- Vua có hai người con, không biết nên chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố
- Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua cha
- Lang Liêu- người con thứ mười tám là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để làm lễ cúng Tiên Vương
- Được thần mách bản, Lang Liêu lấy gạo làm nên hai loại bánh
- Bánh của Lang Liêu được chọn làm tế trời đất cũng Tiên vương và được vua cha truyền ngôi.
Bài tham khảo:
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết chọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì, tôi được một vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được chuyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT - SBT
GIẢI LỊCH SỬ 6 CÁNH DIỀU
Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm
SBT PHẦN ĐỊA LÍ - CÁNH DIỀU
GIẢI TOÁN 6 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6