Lý thuyết
1. Lý thuyết về kí, du kí
Yếu tố | Kí | Du kí |
Khái niệm | Là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực | Là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình |
Đặc điểm | Kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc | Phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến |
Người kể | Thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc | |
Mạch kể | Sự việc thường kể theo trình tự thời gian |
2. Khái quát nội dung chính các văn bản
Văn bản | Tác giả | Xuất xứ | Nội dung chính | Giá trị nghệ thuật |
Cô Tô | Nguyễn Tuân (1910-1987) | Là phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn “Nguyễn Tuân toàn tập” | - Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô. - Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô | - So sánh, ẩn dụ, nhân hóa táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng. - Ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc |
Hang Én | Hà My | Trích trong trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình, 14/10/2020 | Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này. | Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng sự chân thực, trình tự miêu tả hấp dẫn, cách miêu tả thú vị cùng những thông tin chính xác. |
Cửu Long Giang ta ơi | Nguyên Hồng (1918 – 1982) | Trích Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội (1960) | Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương, xứ sở Việt Nam. | Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,... |
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Kí là gì?
A. Là một thể loại văn học được dân gian sáng tác có xu thế hư cấu
B. Là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực
C. Là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa
D. Là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ
Câu 2: Trong những tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phải thể kí?
A. Cây tre Việt Nam
B. Cô Tô
C. Cửu Long Giang ta ơi
D. Bức tranh của em gái tôi
Câu 3: Yếu tố nào thường không có trong thể kí?
A. Cốt truyện
B. Nhân vật kể chuyện
C. Lời kể
D. Sự việc
Câu 4: Yếu tố nào bị hạn chế trong các tác phẩm thuộc thể kí?
A. Sự xuất hiện của người trần thuật
B. Khả năng sử dụng phương thức tả và kể
C. Các chi tiết về cuộc sống
D. Khả năng tưởng tượng, hư cấu của tác giả
Câu 5: Văn bản nào sử dụng thể loại du kí?
A. Tôi đi học
B. Trong lòng mẹ
C. Cô Tô
D. Cổng trường mở ra
II. Tự luận
Câu 1: Nêu đặc điểm của thế kí.
Câu 2: Văn bản Cô Tô do ai sáng tác? In trong tác phẩm nào?
Câu 3: Văn bản Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?
Câu 4: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Cô Tô.
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung văn bản Hang Én.
Câu 6: Đọc văn bản Hang Én và trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về điều gì?
b. Nội dung chính của vản bản Hang Én là gì?
Câu 7: Viết đoạn văn suy nghĩ về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên Hang Én.
Câu 8: Văn bản Cửu Long Giang ta ơi được trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
Câu 9: Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản Cửu Lòng Giang ta ơi
Câu 10: Từ văn bản Cửu Long Giang ta ơi, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long.
Hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm
1 - B | 2 - D | 3 - A | 4 - D | 5 - C |
II. Tự luận
Câu 1:
Nêu đặc điểm của thế kí. |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về thể kí
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của thế kí: kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc.
Câu 2:
Văn bản Cô Tô do ai sáng tác? In trong tác phẩm nào? |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Cô Tô
Lời giải chi tiết:
- Văn bản Cô Tô do Nguyễn Tuân sáng tác
- Là phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn “Nguyễn Tuân toàn tập”
Câu 3:
Văn bản Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào? |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Cô Tô
Lời giải chi tiết:
Văn bản Cô Tô được viết khi tác giả ra thăm đảo Cô Tô
Câu 4:
Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Cô Tô |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Cô Tô
Lời giải chi tiết:
- Giá trị nội dung:
+ Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
+ Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
- Giá trị nghệ thuật:
+ So sánh, ẩn dụ, nhân hóa táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
+ Ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Câu 5:
Viết đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung văn bản Hang Én. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Hang Én, chú ý các chi tiết, sự việc chính
Lời giải chi tiết:
Hành trình khám phá Hang Én là một hành trình đầy thú vị. Hành trình ấy khởi đầu từ con dốc Ba Giàn nhiều gập ghềnh và sơ khai tới thung lũng Rào Thương được bao quanh bởi con suối như xứ sở thần tiên. Bên trong Hang Én là một cái tổ khổng lồ với đầy đủ nước, không khí, ánh sáng. Không gian ở đây được tác giả so sánh với thời nguyên thủy khi mọi thứ chưa bị can thiệp bởi bàn tay của con người. Hàng vạn chú chim én cư ngụ và sống cuộc sống an toàn, thân thiện và tạo nên vẻ đẹp thú vị cho cảnh quan. Và con người đã cảm thấy vui vẻ, trân trọng và biết ơn thiên nhiên khi trải qua một đêm trong Hang Én nhiều điều kì thú.
Câu 6:
Đọc văn bản Hang Én và trả lời các câu hỏi sau: a. Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về điều gì? b. Nội dung chính của vản bản Hang Én là gì? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Hang Én
Lời giải chi tiết:
a. Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về cảnh quan du lịch
b. Nội dung chính: cung cấp những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,… vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của hang Én.
Câu 7:
Viết đoạn văn suy nghĩ về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên Hang Én. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Hang Én, nêu cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Hang Én là một văn bản kí tái hiện những khám phá kì thú khi đoàn du khách tham gia thám hiểm cảnh quan đặc sắc này. Văn bản đã thể hiện rõ nét ngòi bút tài tình và tình cảm đặc biệt mà tác giả dành cho thiên nhiên. Đó là hình ảnh thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên: “Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết”. Sự gần gũi của con người với thiên nhiên như hòa nhập và biết ơn với mẹ thiên nhiên tươi đẹp và trong mát: “Khi bóng tối bao trùm lòng hang Én, tôi ngồi bệt trên cát… Khi trời sáng, ai nấy đều nhoài ra khỏi lều, hít căng lồng ngực”. Và cách tác giả cảm nhận cuộc sống thiên nhiên hoang dã vô cùng đặc biệt. Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy, hoang dã cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa bí ẩn của thiên nhiên. Điều đó không làm cho người đọc hoảng sợ mà giúp người đọc càng muốn khám phá, chinh phục thiên nhiên hơn bao giờ hết. Qua đó, có thể thấy văn bản đã thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với thiên nhiên và sự trân trọng dành cho những kì quan quý giá của đất nước.
Câu 8:
Văn bản Cửu Long Giang ta ơi được trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Cửu Long Giang ta ơi.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Cửu Long Giang ta ơi được trích từ tác phẩm Trời xanh do tác giả Nguyên Hồng sáng tác
Câu 9:
Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản Cửu Lòng Giang ta ơi. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Cửu Long Giang ta ơi.
Lời giải chi tiết:
- Giá trị nội dung
Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương, xứ sở Việt Nam.
- Giá trị nghệ thuật
Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...
Câu 10:
Từ văn bản Cửu Long Giang ta ơi, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Cửu Long Giang ta ơi.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Đi khắp dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao dòng sông hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Những dòng sông đã chắp cánh cho các thi nhân bay lên cùng với cảm hứng yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế. Sông Mê Kông đến với cậu học trò mười tuổi từ trong lớp học lớn lao, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.
Unit 3. All about food
Đề thi giữa kì 2
Chủ đề 8. Một số hình phẳng
Chủ đề 8. Mĩ thuật thời kì cổ đại
Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6