Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hợp chất nào sau dây có tính axit mạnh nhất?
\(\begin{array}{l}A.C{H_3} - C{H_2} - COOH\\B.C{H_3} - CC{l_2} - COOH\\C.C{H_3} - CFCl - COOH\\D.C{H_3} - CHCl - COOH\end{array}\)
Câu 2. Số đồng phân anđehit ứng với hợp chất có công thức phân tử C5H10O.
A.1 B.2.
C.3. D.4.
Câu 3. Một anđehit (Y) chưa no, mạch hở chứa một liên kết ba trong phân tử có công thức đơn giản nhất là C2HO. Vậy (Y) có công thức phân tử là:
A.C6H3O3. B.C4H2O2.
C.C10H5O5. D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 4. Cho 4 chất sau: X (anđehit fomic); Y (axit axetic); Z (ancol metylic); T (axit fomic). Dãy nao sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của nhiệt độ sôi?
\(\begin{array}{l}A.\left( X \right) < \left( Z \right) < \left( T \right) < \left( Y \right)\\B.\left( X \right) < \left( T \right) < \left( Z \right) < \left( Y \right)\\C.\left( Z \right) < \left( X \right) < \left( Y \right) < \left( T \right)\\D.\left( T \right) < \left( Y \right) < \left( X \right) < \left( Z \right).\end{array}\)
Câu 5. Nếu lấy 120 tấn canxi cacbua có chứa 8% tạp chất trơ, để điều chế axit axetic thì thu được bao nhiêu tấn axit axetic? (biết hiệu suất cả quá trình là 80%)?
A.100 tấn. B.82,8 tấn.
C.80,5 tấn. D.125 tấn.
Câu 6. Để điều chế hoàn toàn hiđro ở gốc hiđrocacbon trong 15 gam axit axetic thì thể tích clo (đktc) cần dùng là:
A.2,2 lít. B.11,2 lít.
C.16,8 lít. D.67,2 lít
Câu 7. Trung hòa 200 gam dung dịch một axit hữu cơ (Z) có nồng độ 1,56% cần 150 ml dung dịch NaOH 0,4M. Tỉ khối hơi của (Z) so với không khí nhỏ hơn 5. Công thức cấu tạo của (Z) là:
A.\(HOOC - {\left( {C{H_2}} \right)_2}COOH\) \(B.HOOC - COOH\)
C.\(HOOC - C{H_2}COOH\) \(D.C{H_3}COOH\)
Câu 8. Để trung hòa hết 18,5 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 250 ml dung dịch KOH 1M. Công thức của axit trên là:
A.CH3COOH. B.C2H5COOH
C.C3H7COOH D.C4H9COOH.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Để điều chế anđehit axetic, người ta cho hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 tác dụng với 4,8 gam ancol etylic, chưng cất ngay sản phẩm và cho đi qua dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành 12,38gam bạc.
a)Viết phương trình phản ứng oxi hóa ancol, biết K2Cr2O7 bị khử thành Cr2(SO4)3 và K2SO4.
b)Tại sao phải chưng cất ngay sản phẩm?
c)Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa.
Câu 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOH và C2H5OH tác dụng hoàn toàn với Na thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp X ban đầu.
Câu 11. Cho 7,4 gam hỗn hợp Z gồm hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với NaHCO3 sinh ra 1,12 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | D | B | B |
Câu | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | D | A | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
a) Cân bằng phản ứng:
\({K_2}C{r_2}{O_7} + 3{C_2}{H_6}O + 4{H_2}S{O_4} \to\)\(\, {K_2}S{O_4} + C{r_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + 3{C_2}{H_4}O + 7{H_2}O{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
b) Phải chưng cất ngay anđehit axetic để không bị oxi hóa thành axit axetic.
c) Tính hiệu suất phản ứng:
\(C{H_3}CHO + 2AgN{O_3} + 3N{H_3} + {H_2}O \to \)\(\,C{H_3}COON{H_4} + 2N{H_4}N{O_3} + 2Ag \downarrow {\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2), ta có sơ đồ:
\({C_2}{H_5}OH \to C{H_3}CHO \to 2Ag\)
+ Cách 1.
Cứ \(2 \times 108\) gam tạo thành thì có 46 gam ancol bị oxi hóa
12,38 gam tạo thành thì có a gam ancol bị oxi hóa
\( \Rightarrow a = \dfrac{{12,38 \times 46}}{{2 \times 108}}\left( {gam} \right)\)
Hiệu suất phản ứng: \(H = \dfrac{{12,38 \times 46}}{{2 \times 108 \times 4,8}} \times 100 = 54,93\% .\)
+ Cách 2. Cứ 46 gam ancol bị oxi hóa tạo ra \(2 \times 108\)gam Ag
4,8 gam ancol bị oxi hóa tạo ra b gam Ag.
\( \Rightarrow b = \dfrac{{4,8 \times 2 \times 108}}{{46}}\left( {gam} \right)\)
Hiệu suất phản ứng: \(H = \dfrac{{12,38 \times 46}}{{2 \times 108 \times 4,8}} \times 100 = 54,93\% .\)
Câu 10.
Ta có: \({n_{hh}} = 2{n_{{H_2}}} = 2 \times \dfrac{{33,6}}{{22,4}} = 0,3\left( {mol} \right)\)
\( \Rightarrow m - {m_{hhX}} = 0,3 \times 46 = 13,8\left( {gam} \right)\).
Câu 11.
Gọi công thức tương đương của 2 axit là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH\)
\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH + NaHC{O_3} \to \)\(\,{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COONa + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
Ta có: \({n_{hh}} = 2{n_{C{O_2}}} = 2 \times \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
\( \Rightarrow \overline M = \dfrac{{7,4}}{{0,1}} = 74 \Rightarrow \overline n = 2\)
Khối lượng muối thu được là: \(\left( {14\overline n + 68} \right) \times 0,1 = 9,6\left( {gam} \right)\).
Unit 6. World heritages
Chủ đề 2. Quản lí bản thân
Phần ba: Sinh học cơ thể
Chuyên đề II. Làm quen với một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị
Thơ duyên - Xuân Diệu
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11