Đề bài
Câu 1: Chính sách “Nước Ô-xtrây-li-a Da Trắng ” nhằm hạn chế sự nhập cư của các chủng tộc khác vào Ô-xtrây-li-a được hủy bỏ vào năm nào?
A. 1972 B. 1971
C. 1974 D. 1973
Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản về địa hình Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo là:
A. Núi thường thấp dưới 3.000m.
B. Có nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
D. Đồng bằng phù sa nằm đan xen giữa các dãy núi.
Câu 3: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng:
A. Từ nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ
B. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ
C. Từ nền kinh tế công nghiệp sang dịch vụ
D. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp
Câu 4: Năm 2017, Đông Nam Á có dân số: 648,8 triệu người, diện tích: 4,5 triệu km2, tính mật độ dân số?
A. 14,4 người/km2
B. 144 người/km2
C. 1440 người/km2
D. 14 400 người/km2
Câu 5: Ưu thế về dân cư trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á là:
A. Phân bố không đều
B. Mật độ dân số cao
C. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào
D. Lao động phổ thông chiếm đa số
Câu 6: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia
B. 22 quốc gia
C. 11 quốc gia
D. Hơn 20 quốc gia
Đọc và trả lời câu hỏi từ 7 đến 9
* Dựa vào biểu đồ Sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và thế giới, trả lời các câu 7 đến câu 9
Câu 7: Giai đoạn 1985 - 2005, sản lượng cao su của thế giới và Đông Nam Á:
A. Tăng giảm không đều
B. Giảm liên tục
C. Ổn định
D. Tăng liên tục
Câu 8: Giai đoạn 1985 - 2005, sản lượng cà phê của thế giới:
A. Tăng giảm không đều
B. Ổn định
C. Giảm liên tục
D. Tăng liên tục
Câu 9: Nhận định nào dưới đây không chính xác:
A. Sản lượng cao su Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới
B. Sản lượng cà phê và cao su của Đông Nam Á và thế giới năm 1995 cao hơn năm 1985
C. Sản lượng cà phê của thế giới gấp 4,3 lần sản lượng cà phê của Đông Nam Á, năm 2005
D. Năm 2005, sản lượng cao su và cà phê của thế giới và Đông Nam Á cao nhất trong cả giai đoạn
Câu 10: Câu nào dưới đây không chính xác về dân cư hiện nay của Đông Nam Á:
A. Dân số đông, mật độ dân số cao
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao
D. Số người trong tuổi lao động không dưới 50%
Câu 11: Lúa gạo được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa bởi vì ở Đông Nam Á lục địa:
A. Ít bị thiên tai, bão lụt hơn so với Đông Nam Á biển đảo
B. Có lực lượng lao động nông nghiệp đông hơn
C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn
D. Có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn và khí hậu thuận lợi hơn
Đọc và trả lời câu hỏi từ 12 đến 13
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy trả lời câu hỏi 12 đến câu 13
Khu vực | Số khách du lịch đến (nghìn lượt người) | Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD) | Bình quân chi tiêu của một lượt khách (USD) |
Đông Á | 67230 | 70594 |
|
Đông Nam Á | 38468 | 18356 |
|
Tây Nam Á | 41394 | 18419 |
|
Câu 12: Số lượt khách du lịch đến Tây Nam Á:
A. Thấp hơn Đông Nam Á
B. Bằng Đông Á
C. Bằng Đông Nam Á
D. Thấp hơn Đông Á
Câu 13: Bình quân chi tiêu một lượt khách du lịch ở Đông Nam Á:
A. Cao hơn Đông Á
B. Gần 1/2 Đông Á
C. Thấp hơn Tây Nam Á
D. Bằng Tây Nam Á
Câu 14: Đâu không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN:
A. Thông qua các diễn đàn, hiệp ước
B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển
D. Thông qua sự tự do lưu thông hàng hóa, tiền tệ
Câu 15: Cơ sở thuận lợi để cho các quốc gia Đông Nam Á có thể hợp tác cùng phát triển là:
A. Phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa của người dân các nước rất gần nhau
B. Dân cư tập trung ở châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển và vùng đất đỏ badan
C. Đông Nam Á là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn
D. Các nước Đông Nam Á có sự tương đồng về nhiều giá trị văn hóa và tôn giáo
Câu 16: Biểu hiện nào sao đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều:
A. Tỉ lệ đói nghèo giữa các nước có sự khác nhau
B. Đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia
C. GDP có sự chênh lệch giữa các nước
D. Sử dụng tài nguyên của các nước chưa hợp lí
Câu 17: Việt Nam xuất khẩu gạo chủ yếu sang các nước nào trong ASEAN?
A. Xin-ga-po, Bru-nây
B. Mi-an-ma, Lào
C. Cam-pu-chia, Thái Lan
D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin
Câu 18: Mục tiêu của ASEAN được thể hiện khái quát nhất trong ý nào dưới đây:
A. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ của ASEAN với thế giới
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và sự tiến bộ của các nước thành viên
C. Xây dựng thành một khu vực hòa bình, ổn định, phát triển
D. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển
Câu 19: Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển ở Đông Nam Á vì:
A. Các nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt và lượng nước sông phong phú
B. Tất cả các nước đều có lợi thế về sông và hầu hết các nước đều giáp biển
C. Các nước đều giáp biển và biển quanh năm không đóng băng
D. Có lao động lành nghề, trang thiết bị hiện đại ngang tầm thế giới
Câu 20: Câu nào dưới đây không chính xác về ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á:
A. Thông tin liên lạc được cải thiện và ngày càng nâng cấp
B. Cơ sở hạ tầng hiện đại và ngày càng phát triển
C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và hiện đại
D. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm
Câu 21: Nhóm nước nào dưới đây hoàn toàn thuộc về Đông Nam Á biển đảo?
A. Mianma, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
B. Bru-nây, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
C. Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
D. Thái Lan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a
Câu 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm ………, tại …., gồm……nước.
A. 1965/Thái Lan/5
B. 1967/Băng Cốc/5
C. 1967/Thái Lan/6
D. 1967/Băng Cốc/4
Câu 23: Điều kiện tự nhiên nào sau đây là trở ngại cho sự phát triển của Đông Nam Á ?
A. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
B. Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.
C. Vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
D. Hầu hết các nước đều giáp biển.
Đọc và trả lời các câu hỏi từ 24 đến 26
* Dựa vào lược đồ Địa hình và khoáng sản Đông Nam Á và kiến thức đã học, hãy trả lời câu 24 đến câu 26
Câu 24: Nhận định nào sau đây không chính xác về Đông Nam Á:
A. Ngành thương mại và hàng hải có điều kiện để phát triển ở tất cả các nước
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng giàu khoáng sản
D. Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ôxtrâylia
Câu 25: Quốc gia có phần lãnh thổ vào mùa đông có thời kì lạnh là:
A. Việt Nam và Mianma
B. Lào và Campuchia
C. Philippin và Thái Lan
D. Inđônêxia và Malaixia
Câu 26: Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu:
A. Nhiệt đới và xích đạo.
B. Nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
C. Nhiệt đới gió mùa
D. Nhiệt đới
Câu 27: Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a qua các năm
(đơn vị: %)
Năm | Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III |
1985 | 4,0 | 34,8 | 61,2 |
1995 | 3,2 | 26,3 | 70,5 |
2000 | 3,7 | 25,6 | 70,7 |
2004 | 3,0 | 26,0 | 71,0 |
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không chính xác:
A. Khu vực III luôn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất
B. Khu vực III có tỉ trọng tăng qua các năm
C. Khu vực I luôn luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
D. Khu vự II có tỉ trọng giảm đều qua các năm
Câu 28: Mặc dù Đông Nam Á xuất khẩu rất nhiều loại nông sản nhưng giá trị của các mặt hàng ấy vẫn còn thấp, đó là do các hàng nông sản:
A. Phần lớn chưa qua chế biến.
B. Không cạnh tranh được với các nước khác nên phải hạ giá
C. Chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường về chất lượng
D. Thường bị các nước tư bản chèn ép về giá cả
Câu 29: Cho bảng số liệu về Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ba khu vực kinh tế của Việt Nam.
(Đơn vị: %)
Năm | Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | Tổng |
1991 | 40,5 | 23,8 | 35,7 | 100 |
1995 | 27,2 | 28,8 | 44,0 | 100 |
2000 | 24,5 | 36,7 | 38,8 | 100 |
2004 | 21,8 | 40,2 | 38,0 | 100 |
Biểu đồ thể hiện thích hợp nhất:
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
Câu 30: Sản phẩm của một số ngành công nghiệp chế biến như: lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử … đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu do:
A. Nguồn tài nguyên phong phú
B. Liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài
C. Giá nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào
D. Trình độ công nhân lành nghề
Câu 31: Vấn đề xã hội nào sau đây không phải là thách thức của ASEAN:
A. Đô thị hóa diễn ra nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội
B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí
C. Nguồn nhân lực chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực
D. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán ở mỗi quốc gia
Đọc và trả lời các câu hỏi từ 32 đến 33
Cho bảng số liệu: Số dân Ô-xtrây-li-a qua một số năm, hãy trả lời câu hỏi 32 đến câu 33
(đơn vị: triệu người)
Năm | Số dân |
1850 | 1,2 |
1900 | 4,7 |
1920 | 4,5 |
1939 | 6,9 |
1985 | 15,8 |
1990 | 16,1 |
1995 | 18,1 |
2000 | 19,2 |
2005 | 20,4 |
Câu 32: Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không chính xác:
A. Từ 1850-2005 dân số Ô-xtrây-li-a tăng 17 lần
B. Dân cư Ô-xtrây-li-a tăng mạnh trong giai đoạn 1939-1985
C. Từ 1850-2005 dân số Ô-xtrây-li-a tăng liên tục
D. Từ 1850-2005 dân số Ô-xtrây-li-a tăng 19,2 triệu người
Câu 33: Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào là thích hợp nhất để thể hiện tốc độ gia tăng dân số của Ô-xtrây-li-a qua các năm?
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ đường (đồ thị)
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ cột
Câu 34: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm:
A. 1997 B. 1995
C. 1999 D. 1996
Câu 35: Đông Nam Á biển đảo không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có nhiều đồng bằng đất phù sa được phủ tro, bụi núi lửa.
B. Nằm trong vùng có động đất, núi lửa hoạt động mạnh.
C. Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
D. Quần đảo thuộc loại lớn nhất thế giới.
Câu 36: Trong các nước sau của khu vực Đông Nam Á, nước nào là nước công nghiệp mới (NICs):
A. Thái Lan B. Bru-nây
C. Cam-pu-chia D. Xin-ga-po
Đọc và trả lời các câu hỏi từ 37 đến 39
* Dựa vào các biểu đồ Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á, trả lời các câu hỏi 37 đến câu 39
Câu 37: Nước có tỉ trọng GDP cao nhất ở khu vực I và thấp nhất ở khu vực II là:
A. Việt Nam
B. Inđônêsia
C. Campuchia
D. Philipin
Câu 38: Nước có tỉ trọng khu vực III cao nhất trong cơ cấu GDP qua các năm:
A. Inđônêxia
B. Philippin
C. Việt Nam
D. Campuchia
Câu 39: Nước có sự chuyển dịch cơ cấu GDP rõ rệt nhất từ nông nghiệp sang công nghiệp:
A. Việt Nam
B. Inđônêxia
C. Philipin
D. Campuchia
Câu 40: Dân cư Ôxtrâylia tập trung đông đúc ở:
A. Dải đồng bằng ven biển phía nam
B. Dải đồng bằng ven biển phía đông nam
C. Dải đồng bằng ven biển phía đông
D. Vùng nội địa
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tổng hợp kiến thức.
Tính toán.
Nhận xét biểu đồ.
Phân tích.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | C | B | B | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | A | B | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | D | B | D | D |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | D | D | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | B | C | A | A |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | A | B | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
D | C | B | B | C |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | C | B | A | B |
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Chương II. Sóng
Unit 7: Ecological systems
Chủ đề 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
CHƯƠNG 2: NITƠ - PHOTPHO
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11