Đề bài
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?
A. An Giang
B. Kiên Giang
C. Đồng Tháp
D. Cà Mau
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống sông sau đây, hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất?
A. Sông Đồng Nai
B. Sông Hồng
C. Sông Cả
D. Sông Mã
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Hồng?
A. Sông Gâm
B. Sông Chảy
C. Sông Mã
D. Sông Lô
Câu 4: Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?
A. Nội thủy
B.Vùng tiếp giáp lãnh hải
C. Lãnh hải
D.Thềm lục địa
Câu 5:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4-5, cho biết khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Bình Định
D. Phú Yên
Câu 6: Các dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng chính là
A. tây -đông
B. bắc - nam
C. tây nam -đông bắc
D. tây bắc - đông nam
Câu 7: Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Cao su.
B. Chè.
C. Thuốc lá.
D. Cà phê.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ
B. Nam Bộ
C. Tây Nguyên
D. Bắc Trung Bộ
Câu 9 : Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm
A. XI
B. X
C. VII
D.IX
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Bái Tử Long
B. Bến En
C. Tràm Chim
D. Kon Ka Kinh
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất đồng bằng sông Hồng?
A. Phúc Yên
B. Bắc Ninh
C. Hải Phòng
D. Hà Nội
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
B. TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng
C. Hà Nội, Cần Thơ
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21. Cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
C. Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta?
A. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
B. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.
C. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
D. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số dân.
Câu 15: Khu vực đồi núi nước ta có thể mạnh nông nghiệp chủ yếu nào sau đây.
A. Trồng các cây hàng năm và nuôi gia cầm.
B. Chăn nuôi các loại gia cầm và gia súc nhỏ.
C. Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
D. Sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản.
Câu 16: Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay?
A. Cây lương thực
B. Cây ăn quả.
C. Cây công nghiệp lâu năm
D. Cây công nghiệp hàng năm
Câu 17: Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ
(Đơn vị:mm)
Căn cứ vào bảng số liêu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa của Hà Nội và Huế?
A. Tháng có mưa lớn nhất ở Hà Nội là tháng VIII, ở Huế tháng X.
B. Tháng có mưa nhỏ nhất ở Hà Nội là tháng I, ở Huế tháng III.
C. Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp hai lần Hà Nội.
D. Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng V- X, ở Huế từ tháng VIII - I
Câu 18: Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế
B. Phân bố lao động không đều
C. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi
D. Trình độ lao động chưa cao.
Câu 19: Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta thấp hơn phía Bắc là do phần lãnh thổ này
A. Có vùng biển rộng lớn.
B. chủ yếu là địa hình núi.
C. Có vị trí ở gần xích đạo
D. nằm gần chí tuyến Bắc
Câu 20: Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do
A. Mưa lớn và triều cường
B. Bão lớn và lũ nguồn về
C. Không có đê sông ngăn lũ
C. Mưa bão trên diện rộng
Câu 21: Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có
A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sồn đổ ra biển.
C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển.
Câu 22: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
A. Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu tăng.
B. Lúa đông xuân tăng nhanh hơn lúa hè thu.
C. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.
D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu.
Câu 23: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ
CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, NĂM 2005 VÀ 2013(%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ trọng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các thành phần kinh tế ở nước ta năm 2013 so với năm 2005?
A. Kinh tế Nhà nước giảm, Kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
B. Kinh tế ngoài Nhà nước và Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.
C. Kinh tế Nhà nước và Kinh tế ngoài Nhà nước đều tăng.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, Kinh tế Nhà nước giảm.
Câu 24: Cho biểu đồ về lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây
A. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
B. Cơ cấu diện tích lúa của đồng bằng sông Hồng, Đồngg bằng sông Cửu Long qua các năm.
C. Cơ cấu sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
D. Diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
Câu 25: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc
A. nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. bảo vệ tài nguyên và môi trường.
C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
D. nâng cao tay nghề cho lao động.
Câu 26: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm nào sau đây?
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
B. Địa hình núi ưu thế, có nhiều cao nguyên và long chảo giữa núi.
C. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc giảm, tính nhiệt đới tăng dần.
D. Mùa hạ chịu tác động mạnh của Tín phong, có đủ ba đai cao.
Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ra ngày càng phát triển là do.
A. nguồn lợi sinh vật biển ngày càng phong phú.
B. cơ sở chế biển thủy sản ngày càng phát triển.
C. tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn.
D. lao động có kinh nghiệm ngày càng đông.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ?
A. Tỉ trọng rất nhỏ trong toàn ngành công nghiệp.
B. Quy mô giá trị sản xuất các trung tâm đều lớn.
C. Các ngành chế biến chính tương đối đa dạng.
D. Tập trung dày đặc nhất ở ven biển miền Trung.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản?
A. Có vai trò thứ yếu trong kinh tế.
B. Diện tích đất nông nghiệp ít.
C. Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại
D. Chăn nuôi còn kém phát triển.
Câu 30: Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây trong quá trình cải cách nông nghiệp
A. Sử dung các công nghệ sản xuất mới.
B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
C. Tập trung vào tăng thuế nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi nhất
Câu 31: Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
A. Mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
B. tăng cường khai thác khoảng sản.
C. Phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
D. Nâng cao trình đô người lao động.
Câu 32: Nước nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không trồng lúa gạo?
A. Xin-ga-po.
B. Đông ti mo.
C. Mi- an- ma.
D. Bru-nây.
Câu 33: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có
A. Đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.
B. Nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt.
C. Nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn.
D. Nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ.
Câu 34: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí
A. Cận chí tuyến bán cầu Bắc.
B. Bắc Ấn Độ Dương.
C. Cận chí tuyến bán cầu Nam .
D. lạnh phương Bắc.
Câu 35: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
B. Giống cây trồng còn hạn chế.
C. Thị trường có nhiều biến động.
D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất
Câu 36: Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do:
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Nhiều giống cho năng suất cao.
D. nguồn lao động dồi dào.
Câu 37: Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do
A. Mở rộng diện tích canh tác.
B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. Đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống mới.
Câu 38: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
B. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm -ngư nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
D. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 39: Do nước ta hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên
A. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt.
B. Có nền nhiệt độ cao.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
Câu 40: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN À GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)
Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường
B. Miền
C. Kết hợp đường cột
D. Cột
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | C | A | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | C | D | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | A | C | A | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | D | C | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
A | C | C | A | C |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | C | D | C |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | A | A | B | C |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
A | D | B | B | C |
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 – Hóa học 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12
Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ