Đề bài
Câu 1. Cơ cấu GDP của Hoa Kì có sự chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng khu vực I, III; tăng tỉ trọng khu vực II.
B. Tăng tỉ trọng khu vực I; giảm tỉ trọng khu vực II, III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II, III.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, II; tăng tỉ trọng khu vực III.
Câu 2. Đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì là
A. tập trung ở vùng trung tâm, thưa thớt ở vùng núi Coocđie.
B. tập trung ở vùng ven Đại Tây Dương, thưa thớt ở miền Tây.
C. tập trung ở vùng trung tâm, thưa thớt ở miền Tây.
D. tập trung ở miền Đông Bắc, thưa thớt ở miền Tây.
Câu 3. Các quốc gia thành lập tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ở Châu Âu là
A. Đức, Bỉ, Hà Lan.
B. Đức, Pháp, Bỉ.
C. Thụy Điển, Hà Lan, Pháp.
D. Đức, Pháp, Anh.
Câu 4. Ý nào sau đây không phải là khó khăn hiện nay của các nước EU?
A. Nạn di cư từ các nước Trung Đông.
B. Bùng nổ dân số.
C. Xảy ra nhiều cuộc xung đột, khủng bố.
D. Một số nước tách ra khỏi EU.
Câu 5. Cho biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thế giới phân theo các châu lục giai đoạn 1750-2015
Nhận xét không đúng với biểu đồ trên là
A. tỉ lệ dân số của Châu Âu giảm chủ yếu do xu hướng già hóa dân số.
B. châu Á có tỉ lệ dân số lớn nhất, châu Đại Dương có tỉ lệ dân số thấp nhất.
C. tỉ lệ dân số của các châu lục có sự thay đổi chủ yếu do xuất cư và nhập cư.
D. phân bố dân cư trên thế giới có sự thay đổi theo thời gian.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong 4 địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Nha Trang.
D. Phan Thiết.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là
A. dưới 18oC.
B. từ 180C đến 20oC.
C. trên 20oC.
D. trên 24oC.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế của Liên Bang Nga?
A. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
C. Hệ thống đường sắt có vai trò quan trọng.
D. Quỹ đất nông nghiệp lớn.
Câu 9. Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
(đơn vị:0C)
Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là
A. 13,70C và 9,40C.
B. 12,50C và 3,20C.
C. 3,20C và 12,50C.
D. 9,40C và 13,30C.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 biết diện tích lãnh thổ nước ta là 331.212 km2.
A. 38,4%. B. 38,5%.
C. 3,8%. D. 3,7%.
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có 6 thang bậc địa hình, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Có các thung lũng sông đan xen khu vực đồi núi thấp và trung bình, sơn nguyên Đồng Văn ở độ cao trên 1500m.
C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có tính phân bậc.
D. Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km.
Câu 12. Đây không phải là tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội?
A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.
C. Thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế.
D. Khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi.
Câu 13. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở nào?
A. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.
B. Những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa- xã hội.
C. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
D. Những quốc gia này cùng giàu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 14. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là
A. vĩ độ.
B. ảnh hưởng của biển.
C. địa hình.
D. mạng lưới sông ngòi.
Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào trong các đô thị sau có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
D. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.
Câu 16. Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Giáp biên giới Việt- Trung.
B. Khu vực phía Nam của vùng.
C. Vùng thượng nguồn sông Chảy.
D. Khu vực trung tâm.
Câu 17. Cho biểu đồ
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.
B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.
C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.
D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.
Câu 18. Bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm (đơn vị: mm)
Hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ cột ghép.
D. Biểu đồ đường.
Câu 19.
Tình hình xuất nhập khẩu của các nhóm nước trên thế giới (Đơn vị: tỉ USD)
Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình xuất khẩu của thế giới?
A. Các nước đang phát triển chỉ chiếm dưới 30% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới.
B. Các nước phát triển luôn trong tình trạng nhập siêu.
C. Giá trị xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển tăng nhanh hơn các nước phát triển.
D. Các nước đang phát triển luôn trong tình trạng nhập siêu.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại I của nước ta là
A. Hải Phòng, Đông Hà, Vũng Tàu.
B. Hải Phòng, Huế, Vũng Tàu.
C. Huế, Đông Hà, Đà Nẵng.
D. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị ở đồng bằng sông Hồng cao hơn Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ là nơi có số lượng đô thị nhiều nhất.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp so với trung bình cả nước.
D. Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị đông nhất nước ta.
Câu 22. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là
A. địa hình và sự phân bố thổ nhưỡng.
B. khí hậu và sự phân bố địa hình.
C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
D. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
Câu 23.Sự thay đổi nhiệt độ nhanh theo chiều Bắc- Nam chủ yếu do
A. độ cao địa hình thấp dần từ Bắc vào Nam.
B. tác động của gió mùa Đông bắc giảm dần khi xuống phía Nam.
C. lãnh thổ kéo dài, càng vào phía Nam càng gần xích đạo.
D. gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động không thường xuyên trên lãnh thổ nước ta.
Câu 24. Quốc gia Đông Nam Á nào không có chung biển Đông với nước ta?
A. Malaixia. B. Brunây.
C. Mianma. D. Singapo.
Câu 25. Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất trong năm là
A. điểm cực Bắc.
B. điểm cực Nam.
C. điểm cực Đông.
D. điểm cực Tây.
Câu 26. Đường biên giới quốc gia trên biển là
A. đường cơ sở để tính lãnh hải của quốc gia.
B. ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
C. ranh giới phía ngoài của vùng biển đặc quyền kinh tế.
D. đường bờ biển dài 3260km.
Câu 27. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?
A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
B. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
C. Làm cho nông nghiệp nước ta có tính mùa vụ
D. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Câu 28. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là
A. quá trình phân bậc địa hình.
B. quá trình xâm thực- bồi tụ.
C. quá trình tác động của con người.
D. quá trình phong hóa hóa học.
Câu 29. Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là
A. hình thành các thung khô, suối cạn.
B. hình thành dạng địa hình caxtơ.
C. hiện tượng đất lở, đá trượt.
D. hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
Câu 30. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?
A. Do phong hóa mạnh các loại đá mẹ.
B. Do rửa trôi mạnh các chất bazơ.
C. Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người.
D. Tích tụ mạnh các chất oxit sắt và oxit nhôm.
Câu 31. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có đặc điểm sau?
A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
C. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
D. Sự chuyển dịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
Câu 32. Cho biểu đồ thể hiện dân số nước ta và tỉ lệ dân thành thị từ năm 2000 đến 2013.
Nhận xét nào sau đây không phù hợp với biểu đồ trên?
A. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân cả nước.
B. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp so với thế giới.
C. Số dân thành thị tăng chậm hơn số dân nông thôn.
D. Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng 8,1% từ năm 2000 đến 2013.
Câu 33. Lĩnh vực tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là
A. nông nghiệp. B. công nghiệp.
C. dịch vụ. D. nông- công nghiệp.
Câu 34. Gió hướng đông bắc thổi ở phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là
A. gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao lục địa châu Á.
B. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. gió tín phong nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
Câu 35. Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. nguồn lao động của nước ta rất dồi dào.
B. lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
C.chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
D. cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển biến nhanh chóng.
Câu 36. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C.hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
Câu 37. Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
A. Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau.
B. Dân cư thưa nhất cả nước, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt.
C. Số dân ít, thành phần dân tộc đa dạng, các dân tộc phân bố đan xen với nhau.
D. Số dân ít, nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt.
Câu 38. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng cao lên là nhờ
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. những thành tựu quan trọng trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong các trường phổ thông.
Câu 39. Ý nào sau đây không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta?
A. Gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước.
B. Mức gia tăng dân số nhìn chung thấp hơn so với nông thôn.
C. Phản ánh quá trình mở rộng địa giới của đô thị diễn ra mạnh.
D. Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
Câu 40. Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện
A. có các cây họ Đậu, Vang, Dầu, Dâu tằm.
B. rừng thưa khô rụng lá xuất hiện.
C. có các cây dẻ, re, sa mu, pơ mu.
D. ở đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | D | B | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | B | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | D | D | C | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | D | C | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
C | D | B | C | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | B | D | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | C | A | C | D |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | A | C | D | C |
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Những kiến thức cần nhớ để đạt điểm cao phần đọc hiểu
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long