Đề bài
Câu 1: Cho phản ứng:
Cr + HCl → X + H2↑. Chất X là
A. CrCl2. B. CrCl3.
C. CrCl6. D. Cr2O3.
Câu 2 :Khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí), khối lượng bột nhôm cần vừa đủ là
A. 5,40 gam. B. 8,10 gam.
C. 2,70 gam. D. 1,35 gam.
Câu 3 : Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Fe. B. Na.
C. W. D. Al.
Câu 4 : Trong các hợp chất, số oxi hoá thường gặp của sắt là
A. +2 và +3. B. +2, +4 và - 6.
C. 0, +2 và +3. D. -2 và +3.
Câu 5 : Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 3,36.
C. 4,48. D. 2,24.
Câu 6 : Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cu và Fe(NO3)3.
B. Cu và AgNO3.
C. Ag và Cu(NO3)2.
D. Fe và Cu(NO3)2.
Câu 7 : Đồ vật làm bằng nhôm bền trong không khí và nước là do
A. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
B. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
C. nhôm không tác dụng với oxi và nước.
D. nhôm là kim loại kém hoạt động.
Câu 8 : Kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. HNO3 loãng. B. NaOH loãng.
C. H2SO4 loãng. D. NaCl loãng.
Câu 9 : Tính từ trái sang phải, trong dãy nào sau đây, các ion được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa?
A. Al3+, Cu2+, K+. B. K+, Al3+, Cu2+.
C. K+, Cu2+, Al3+. D. Cu2+, Al3+, K+.
Câu 10 : Nước cứng là nước có chứa nhiều ion
A. HCO3- và Cl-. B. Na+ và K+.
C. Ca2+ và Mg2+. D. SO42- và Cl-.
Câu 11 : Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
B. Al(OH)3, Cr(OH)3.
C. NaOH và Al(OH)3.
D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3.
Câu 12 : Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896. B. 1,792.
C. 1,120. D. 0,224.
Câu 13 : Oxit nào sau đây bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?
A. Al2O3. B. K2O.
C. CuO. D. MgO.
Câu 14 : Hỗn hợp X gồm 2 chất (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn khi cho vào nước dư. Hỗn hợp X gồm
A. Na, Fe2O3.
B. Na, Al2O3.
C. Fe, NaOH.
D. Na2O, Al2O3.
Câu 15 : Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 theo phương trình hoá học:
Cu + 2 FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2.
Như vậy,
A. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
B. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
C. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
D. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
Câu 16 : Trộn 100 ml dung dịch AlCl3 1M với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 7,8 gam. B. 9,1 gam.
C. 3,9 gam. D. 12,3 gam.
Câu 17 : Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 22. B. 24.
C. 26. D. 25.
Câu 18 : Cho 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn phản ứng vừa đủ với V1 lít dung dịch HCl 2M, thu được 23,1 gam muối clorua và V2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V1 và V2 lần lượt là
A. 0,2 và 4,48.
B. 0,1 và 4,48.
C. 0,1 và 2,24.
D. 0,1 và 3,36.
Câu 19 : Cho 4,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng, dư thu được 8,05 gam khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ phần trăm khối lượng Cu, Fe trong X lần lượt là
A. 69,57% và 30,43%.
B. 30,43% và 69,57%.
C. 34,78% và 65,22%.
D. 60,87% và 39,13%.
Câu 20 : Kim loại Fe phản ứng được với các dung dịch riêng biệt trong dãy nào sau đây?
A. CuSO4, Fe2(SO4)3.
B. HCl, ZnSO4.
C. MgSO4, NiSO4.
D. Al2(SO4)3, AgNO3.
Câu 21 : Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm. Tại chỗ nối sẽ xảy ra chủ yếu là quá trình
A. khử kim loại đồng.
B. khử kim loại nhôm.
C. oxi hoá kim loại đồng.
D. oxi hóa kim loại nhôm.
Câu 22 : Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng?
A. Cr3+: [Ar]3d3.
B. Cr2+: [Ar]3d34s1.
C. Cr2+: [Ar]3d24s2.
D. Cr: [Ar]3d44s2.
Câu 23 : Hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và m gam bột Zn. Cho biết, X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch CuSO4 2M. Giá trị của m là
A. 6,50. B. 3,90.
C. 9,75. D. 3,25.
Câu 24 : Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 (dư), thu được 1,47 gam kết tủa màu xanh. Kim loại kiềm là
A. Rb. B. Li.
C. K. D. Na.
Câu 25 : Cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH (loãng, dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 9,1 gam. B. 6,4 gam.
C. 3,7 gam. D. 1,0 gam.
Câu 26 : Kim loại nào dưới đây điều chế được bằng cả 3 phương pháp (nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân dung dịch muối)?
A. Mg. B. Al.
C. Ca. D. Cu.
Câu 27 : Dung dịch X chứa các ion Na+, Ca2+ và HCO3-. Cô cạn X, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm
A. Na2O và CaCO3.
B. Na2CO3 và CaCO3.
C. Na2CO3 và CaO.
D. Na2O và CaO.
Câu 28 : Cho 1,365 gam một kim loại kiềm X tan hoàn toàn vào nước, thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 1,330 gam. Kim loại X là
A. Rb. B. Na.
C. K. D. Cs.
Câu 29 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 1. B. 2 : 1.
C. 2 : 3. D. 4 : 1.
Câu 30 : Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X (chứa 1 chất tan), thấy ban đầu xuất hiện kết tủa màu lục xám, sau kết tủa tan dần đến hết. Trong X có chất tan nào sau đây?
A. Cr2(SO4)3. B. Mg(NO3)2.
C. FeCl2. D. AlCl3.
Câu 31 : Nung hỗn hợp gồm x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí. Sau một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,72 lít khí SO2 (ở đktc). Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,7.
C. 0,4. D. 0,6.
Câu 32 : Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Fe, Cu. B. Al, Fe, Ag.
C. Fe, Cu, Ag. D. Al, Cu, Ag.
Câu 33 : Cho dãy gồm các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 3.
Câu 34 : Cho m gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được hh Y gồm các oxit có khối lượng (m + 1,2) gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 80 ml. B. 75 ml.
C. 50 ml. D. 90 ml.
Câu 35 : Trộn 2 dung dịch: NaCl với AgNO3 (1); Fe(NO3)2 với HCl (2); Fe(NO3)2 với AgNO3 (3); NaHSO3 với HCl (4). Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 1.
Câu 36 : Cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 vào dung dịch NaOH đặc (dư), thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Mặt khác, nung nóng 41,4 gam X với Al (dư) trong bình kín, không có không khí thì lượng Al tham gia phản ứng là 10,8 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của Cr2O3 trong X là
A. 50,67%. B. 20,33%.
C. 66,67%. D. 36,71%
Câu 37 : Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. kết tủa trắng không tan.
B. tạo kết tủa trắng không tan và có bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
D. kết tủa trắng xanh sau chuyển màu nâu đỏ.
Câu 38 : Cho 4 phản ứng sau:
(1) FeO + H2 Fe + H2O
(2) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
(3) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
(4) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Hợp chất sắt(II) thể hiện tính khử trong phản ứng
A. (2) và (3). B. (1) và (3).
C. (2) và (4). D. (1) và (2).
Câu 39 : Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,02 mol KNO3 và 0,30 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 42,46 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m là
A. 22,64. B. 27,52.
C. 38,32. D. 27,84.
Câu 40 : Nung nóng 0,832 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 1,184 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,200 gam chất rắn. Mặt khác cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,35. B. 2,16.
C. 6,42. D. 6,53.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về tính chất hóa học của crom để chọn chất X.
Hướng dẫn giải:
Ta có: Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑.
Vậy chất X là CrCl2.
Đáp án A
Câu 2:
Phương pháp:
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
Từ phương trình hóa học, tính số mol Al dựa vào số mol Fe2O3.
Từ đó tính được khối lượng nhôm.
Hướng dẫn giải:
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
Ta có: nFe2O3 = 8,0 : 160 = 0,05 (mol)
Theo PTHH ta có: nAl = 2.nFe2O3 = 2.0,05 = 0,1 (mol)
Vậy mAl = 0,1.27 = 2,7 (g)
Đáp án C
Câu 3:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Hướng dẫn giải:
Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
Đáp án C
Câu 4:
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về sắt.
Hướng dẫn giải:
Trong các hợp chất, số oxi hoá thường gặp của sắt là +2, +3.
Đáp án A
Câu 5:
Phương pháp:
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Từ số mol Cu, dựa vào PTHH để tính số mol NO và giá trị của V.
Hướng dẫn giải:
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Theo PTHH ta có: nNO = 2/3.nCu = 2/3.0,15 = 0,1 (mol)
Vậy V = VNO = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
Đáp án D
Câu 6:
Phương pháp:
Dựa vào quy tắc α:
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Hướng dẫn giải:
Cặp chất Ag và Cu(NO3)2 không xảy ra phản ứng vì tính oxi hóa của Cu2+ yếu hơn Ag+, tính khử của Ag yếu hơn tính khử của Cu.
Đáp án C
Câu 7:
Phương pháp:
Lý thuyết về nhôm.
Hướng dẫn giải:
Đồ vật làm bằng nhôm bền trong không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
Đáp án A
Câu 8:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
Hướng dẫn giải:
Kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng.
PTHH:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + sản phẩm khử + H2O
Đáp án A
Câu 9:
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về dãy điện hóa:
Hướng dẫn giải:
Tính từ trái sang phải, các ion được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa là K+, Al3+, Cu2+.
Đáp án B
Câu 10:
Phương pháp:
Định nghĩa về nước cứng.
Hướng dẫn giải:
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
Đáp án C
Câu 11:
Phương pháp:
HS ghi nhớ một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính.
Đáp án B
Câu 12:
Phương pháp:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Từ số mol kết tủa, tính được số mol CO2 và giá trị V.
Hướng dẫn giải:
Sục CO2 vào nước vôi trong dư xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = 8 : 100 = 0,08 (mol)
Vậy V = VCO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít)
Đáp án B
Câu 13:
Phương pháp:
Các oxit kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao.
Hướng dẫn giải:
Các oxit kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao. Do đó CuO bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao.
Đáp án C
Câu 14:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất, chú ý tính lưỡng tính của Al2O3.
Hướng dẫn giải:
Hỗn hợp Na, Fe2O3 không tan vì Fe2O3 không tan trong nước và không tan trong dung dịch kiềm.
Hỗn hợp Fe và NaOH không tan vì Fe không tan trong nước và không tan trong dung dịch kiềm.
Xét hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 hòa tan vào nước dư ta có:
Na2O + H2O → 2NaOH
1 2
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2 1
Do 2 phản ứng trên xảy ra vừa đủ nên hỗn hợp Na2O và Al2O3 tan hoàn toàn trong nước dư.
Đáp án D
Câu 15:
Phương pháp:
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào quy tắc α:
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Ta có:
Cu + 2 Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
C.KH mạnh C.OXH mạnh C.KH yếu C.OXH yếu
Vậy ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
Đáp án D
Câu 16:
Phương pháp:
Bài toán nhỏ từ từ OH- vào Al3+
Thứ tự phản ứng khi nhỏ từ từ OH- vào Al3+ là:
(1) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
(2) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
- Tính tỉ lệ:
+ Nếu (*) ≤ 3 thì Al3+ dư hoặc vừa đủ, lúc này Al(OH)3 chưa bị tan; (1) đang xảy ra; (2) chưa xảy ra
Khi đó:
+ Nếu 3 < (*) < 4 thì kết tủa tan 1 phần; (1) đã kết thúc, (2) đang xảy ra
Phản ứng (1): nOH- (2) = 3nAl3+
Phản ứng (2): nOH- (3) = nAl(OH)3 bị tan = nAl(OH)3 max - nAl(OH)3 = nAl3+ - nAl(OH)3
Vậy ta có:
∑nOH- = nH+ + 3nAl3+ + nAl3+ - nAl(OH)3 = nH+ + 4nAl3+ - nAl(OH)3
+ Nếu (*) > 4 thì kết tủa tan hoàn toàn
Hướng dẫn giải:
Ta có: nOH- = 0,35 mol; nAl3+ = nAlCl3 = 0,1 mol
Ta có tỉ lệ: k = nOH- / nAl3+ = 0,35 / 0,1 = 3,5
⟹ 3 < k < 4 ⟹ Kết tủa tan 1 phần
Áp dụng công thức tính nhanh:
n↓ = 4.nAl3+ - nOH- = 4.0,1 - 0,35 = 0,05 (mol)
Vậy mAl(OH)3 = 0,05.78 = 3,9 gam
Đáp án C
Câu 17:
Phương pháp:
Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp đại số hoặc thăng bằng electron.
Hướng dẫn giải:
PTHH: 8Al + 3Fe3O4 → 9Fe + 4Al2O3
Tổng các hệ số a, b, c, d là 8 + 3 + 9 + 4 = 24.
Đáp án B
Câu 18:
Phương pháp:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Dùng định luật BTKL để tìm số mol của H2 và HCl, từ đó tìm được V1 và V2.
Hướng dẫn giải:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Đặt số mol H2 là x mol
Theo PTHH ta có: nHCl = 2.nH2 = 2x (mol)
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mkim loại + mHCl = mmuối clorua + mH2
→ 8,9 + 2x.36,5 = 23,1 + 2x → x = 0,2
Vậy:
nHCl = 2x = 0,4 (mol) ⟹ V1 = nHCl/CM = 0,4/2 = 0,2 (lít)
nH2 = x = 0,2 mol ⟹ V2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Đáp án A
Câu 19:
Phương pháp:
- Đặt ẩn là số mol 2 kim loại
- Lập hệ 2 phương trình (2 ẩn) về khối lượng và bảo toàn e
- Giải hệ tìm được số mol mỗi kim loại → % khối lượng mỗi kim loại
Hướng dẫn giải:
Ta có: nNO2 = 8,05/46 = 0,175 mol
Gọi số mol của Cu và Fe trong hỗn hợp X lần lượt là x, y mol → 64x + 56y = 4,6 (1)
Quá trình cho - nhận e:
Fe → Fe3+ + 3e N+5+ 1e → N+4
Cu → Cu2+ + 2e
Áp dụng định luật bảo toàn e: ne cho = ne nhận → 3nFe + 2nCu = nNO2
2x + 3y = 0,175 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được x = 0,05 và y = 0,025
Do đó mCu = 0,05.64 = 3,2 (g) → %mCu = = 69,57%
⟹ %mFe = 100% - 69,57% = 30,43%
Đáp án A
Câu 20:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Fe.
Hướng dẫn giải:
Kim loại Fe phản ứng được với các dung dịch riêng biệt trong dãy CuSO4, Fe2(SO4)3.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Đáp án A
Câu 21:
Phương pháp:
Lưu ý khi xảy ra ăn mòn điện hóa: Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hóa (bị ăn mòn điện hóa).
Hướng dẫn giải:
Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Tính khử Al > Cu nên Al sẽ bị ăn mòn ⟹ chủ yếu xảy ra quá trình oxi hóa nhôm.
Đáp án D
Câu 22:
Phương pháp:
Cách viết cấu hình electron:
1. Xác định số electron của nguyên tử.
2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.
3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p…).
Hướng dẫn giải:
Cấu hình electron của 24Cr là: [Ar]3d54s1
⟹ Cấu hình electron của các ion
Cr3+: [Ar]3d3
Cr2+: [Ar] 3d4
Đáp án A
Câu 23:
Phương pháp:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Tính theo 2 phương trình hóa học để tìm số mol Zn và giá trị m.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nFe = 0,1 mol; nCuSO4 = 0,1.2 = 0,2 (mol)
Thứ tự phản ứng là:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Từ (2) → nCuSO4(2) = nFe = 0,1 mol → nCuSO4(1) = nCuSO4 bđ - nCuSO4(2) = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol
Từ (1) → nZn = nCuSO4(1) = 0,1 mol
Vậy mZn = 0,1.65 = 6,5 (g)
Đáp án A
Câu 24:
Phương pháp:
Gọi kim loại kiềm cần tìm là R
R + H2O → ROH + ½ H2 (1)
2ROH + CuSO4 → Cu(OH)2 + R2SO4 (2)
Kết tủa màu xanh là Cu(OH)2
Từ khối lượng kết tủa tìm được số mol ROH và số mol R, từ đó tính MR = mR : nR → kim loại kiềm
Hướng dẫn giải:
Gọi kim loại kiềm cần tìm là R
R + H2O → ROH + ½ H2 (1)
2ROH + CuSO4 → Cu(OH)2 + R2SO4 (2)
Kết tủa màu xanh là Cu(OH)2
Ta có: nCu(OH)2 = 1,47 : 98 = 0,015 (mol)
Từ (2) → nROH = 2.nCu(OH)2 = 0,03 (mol)
Từ (1) → nR = nROH = 0,03 mol
⟹ MR = mR : nR = 0,69 : 0,03 = 23 (g/mol)
Vậy kim loại kiềm R là Na.
Đáp án D
Câu 25:
Phương pháp:
Khi cho hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH loãng dư thì chỉ có Al phản ứng.
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Dựa vào số mol H2 tính được số mol Al và khối lượng Al, từ đó mCu = mX - mAl
Hướng dẫn giải:
Khi cho hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH loãng dư thì chỉ có Al phản ứng.
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3.0,3 = 0,2 (mol) → mCu = mX - mAl = 11,8 - 0,2. 27 = 6,4 (g)
Đáp án B
Câu 26:
Phương pháp:
- Phương pháp thủy luyện: thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại sau Mg (thường là kim loại yếu).
- Phương pháp nhiệt luyện: thường dùng trong công nghiệp với kim loại sau Al.
- Phương pháp điện phân:
+ Điện phân nóng chảy: thường dùng để điều chế kim loại hoạt động mạnh (từ Al trở về đầu dãy).
+ Điện phân dung dịch muối: thường dùng để điều chế kim loại hoạt động trung bình và yếu (sau Al trong dãy hoạt động hóa học).
Hướng dẫn giải:
Kim loại Cu được bằng cả 3 phương pháp (nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân dung dịch muối).
Đáp án D
Câu 27:
Phương pháp:
Dựa vào phản ứng nhiệt phân muối HCO3- và muối cacbonat.
Hướng dẫn giải:
Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì xảy ra phản ứng sau:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2↑ + H2O (chú ý: Na2CO3 không bị nhiệt phân)
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2↑ + H2O;
CaCO3 CaO + CO2↑
Vậy chất rắn Z gồm Na2CO3 và CaO.
Đáp án C
Câu 28:
Phương pháp:
X + H2O → XOH + ½ H2
Ta có: mdd tăng = mX - mH2 → nH2 → nX → MX = mX : nX
Hướng dẫn giải:
X + H2O → XOH + ½ H2
Ta có:
mdd tăng = mX - mH2 → mH2 = 1,365 - 1,330 = 0,035 (g)
→ nH2 = 0,0175 mol → nX = 2.nH2 = 0,035 mol
→ MX = mX : nX = 1,365 : 0,035 = 39 (g/mol)
Vậy X là K.
Đáp án C
Câu 29:
Phương pháp:
Bài toán cho từ từ H+ vào {OH-, AlO2-}
Thứ tự phản ứng khi cho từ từ H+ vào OH-; AlO2- là:
(1) H+ + OH- → H2O
(2) H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
(3) 3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O
Như vậy, khi cho từ từ H+ vào OH-; AlO2- thì:
- Đầu tiên, H+ trung hòa OH- nên chưa thấy xuất hiện kết tủa, khi đó chỉ xảy ra (1)
→ nH+ (1) = nOH-
- Khi H+ bị trung hòa hết, kết tủa sẽ tăng từ từ cho đến khi cực đại khi đó xảy ra (2)
→ nH+ (2) = nAlO2-
- Khi H+ dư thì kết tủa sẽ bị tan dần cho đến hết khi đó xảy ra (3)
→ nH+(3) = 3nAl(OH)3 bị tan = 3.(nAlO2- - nAl(OH)3)
Vậy ta có công thức tính nhanh trường hợp kết tủa tan:
∑nH+ = nOH- + nAlO2- + 3.(nAlO2- - nAl(OH)3) = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3
Hướng dẫn giải:
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào thì HCl phản ứng với NaOH trước, sau đó HCl mới phản ứng với Ba(AlO2)2 tạo thành kết tủa.
(1) H+ + OH- → H2O
(2) H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
(3) 3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O
- Khi nH+ = 1,0 mol thì (1) vừa kết thúc, suy ra a = nOH- = nH+ = 1,0 (mol)
- Khi nH+ = 1,2 mol thì (1) đã kết thúc và đang xảy ra (2) (lúc này kết tủa chưa bị hòa tan)
Suy ra → nAl(OH)3 = 1,2 - 1,0 = 0,2 (mol)
- Khi nH+ = 2,4 mol thì xảy ra cả phản ứng (1), (2) đã kết thúc và đang xảy ra (3) (kết tủa bị hòa tan 1 phần)
Ta có: nH+ = nOH- + 4.nAlO2- - 3.nAl(OH)3 → 2,4 = 1 + 4.nAlO2- - 3. 0,2 → nAlO2- = 0,5 mol
→ b = nBa(AlO2)2 = 0,25 mol
Vậy tỉ lệ a : b = 1 : 0,25 = 4 : 1
Đáp án D
Câu 30:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của dung dịch muối để chọn muối phù hợp.
Hướng dẫn giải:
Vì cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X (chứa 1 chất tan), thấy ban đầu xuất hiện kết tủa màu lục xám, sau kết tủa tan dần đến hết
⟹ X là dung dịch muối Cr3+
⟹ X có thể là Cr2(SO4)3
PTHH xảy ra:
Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 ↓ (màu lục xám) + 3Na2SO4
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Đáp án A
Câu 31:
Phương pháp:
Quy đổi hỗn hợp Y về x mol Fe0; 0,15 mol Cu0 và y mol O0
Quá trình cho - nhận e là:
Fe0 → Fe+3 + 3e O0 + 2e → O-2
Cu0 → Cu+2 + 2e S+6 + 2e → S+4
Lập hệ 2 phương trình 2 ẩn về khối lượng của Y và bảo toàn e.
Giải hệ tìm được x, y.
Hướng dẫn giải:
Quy đổi hỗn hợp Y về x mol Fe; 0,15 mol Cu và y mol O
→ 56x + 0,15.64 + 16y = 63,2 gam (1)
Quá trình cho - nhận e:
Fe0 → Fe+3 + 3e O0 + 2e → O-2
x → 3x y → 2y
Cu0 → Cu+2 + 2e S+6+ 2e → S+4
0,15 → 0,3 0,6 ← 0,3
Bảo toàn electron: 3x + 0,3 = 2y + 0,3.2 (2)
Giải (1) và (2) ta được: x = 0,7; y = 0,9
Đáp án B
Câu 32:
Phương pháp:
Thứ tự phản ứng: kim loại có tính khử mạnh hơn phản ứng trước, ion kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng trước. Suy ra:
+ Thứ tự sinh ra kim loại: kim loại có tính khử yếu hơn sinh ra trước
+ Thứ tự sinh ra muối: ion kim loại có tính oxi hóa yếu hơn sinh ra trước
Hướng dẫn giải:
Kim loại có tính khử yếu hơn sinh ra trước ⟹ 3 kim loại được sinh ra là Ag, Cu, Fe.
Đáp án C
Câu 33:
Phương pháp:
Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Hướng dẫn giải:
Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Vậy các kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là Fe, Al, Mg, Zn (có 4 kim loại).
Đáp án A
Câu 34:
Phương pháp:
Dùng bảo toàn khối lượng ta tính được nO (Y)
Khi cho dung dịch HCl phản ứng với Y thì: 2H + + O2- → H2O
→ nH+ = 2.nO2- = 2.nO (Y) → Vdd = n : CM
Hướng dẫn giải:
Dùng bảo toàn khối lượng ta có:
mO (Y) = mY - mX = (m + 1,2) - m = 1,2 (g)
→ nO (Y) = 1,2 : 16 = 0,075 mol
Khi cho dung dịch HCl phản ứng với Y thì:
2H + + O2- → H2O
→ nH+ = 2.nO2- = 2.nO (Y) = 0,075.2 = 0,15 (mol)
→ nHCl = nH+ = 0,15 (mol)
Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
Vdd = n : CM = 0,15 : 2 = 0,075 (lít) = 75 ml
Đáp án B
Câu 35:
Phương pháp:
Dựa vào định nghĩa: Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào định nghĩa: Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố.
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là (2), (3) (có 2 thí nghiệm).
PTHH xảy ra:
9Fe(NO3)2 + 12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Đáp án A
Câu 36:
Phương pháp:
Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH đặc thì có Cr2O3 và Al2O3 phản ứng.
Do đó chất rắn thu được là Fe2O3 → nFe2O3
Khi nung nóng X với Al dư thì chỉ có Fe2O3 và Cr2O3 tham gia phản ứng.
Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe (1)
Cr2O3 + 2Al Cr2O3 + 2Fe (2)
Từ số mol Fe2O3 tính được số mol Al ở phản ứng (1), từ đó tính được số mol Al ở phản ứng (2).
Từ số mol Al ở phản ứng (2) tính được số mol Cr2O3 ở phản ứng (2) và %mCr2O3.
Hướng dẫn giải:
Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH đặc thì có Cr2O3 và Al2O3 phản ứng.
Do đó chất rắn thu được là Fe2O3
→ mFe2O3 = 16 gam → nFe2O3 = 0,1 (mol)
Khi nung nóng X với Al dư thì chỉ có Fe2O3 và Cr2O3 tham gia phản ứng.
Ta có: nAl phản ứng = 10,8 : 27 = 0,4 mol
Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe (1)
0,1 → 0,2 mol
Cr2O3 + 2Al Cr2O3 + 2Fe (2)
0,1 ← 0,4-0,2 = 0,2 mol
Vậy mCr2O3 = 0,1.152 = 15,2 (g)
Phần trăm khối lượng của Cr2O3 trong X là
%mCr2O3 = = 36,71%
Đáp án D
Câu 37:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Ca(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thì xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Vậy hiện tượng là xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
Đáp án C
Câu 38:
Phương pháp:
Hợp chất sắt(II) thể hiện tính khử thì số oxi hóa của sắt tăng từ +2 lên +3.
Hướng dẫn giải:
Hợp chất sắt(II) thể hiện tính khử thì số oxi hóa của sắt tăng từ +2 lên +3.
Vậy 2 phản ứng sắt(II) thể hiện tính khử là:
Đáp án C
Câu 39:
Phương pháp:
- Biện luận
- Quy đổi
- Bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố
Hướng dẫn giải:
- Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm KNO3 và H2SO4 (loãng), thu hỗn hợp hai khí có M = 16 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) → Hai khí đó là NO và H2
- Do Y phản ứng với {KNO3, H2SO4 loãng} thu được NO
⟹ Y chứa hợp chất có Fe chưa đạt số oxi hóa +3
⟹ O2 phản ứng hết ⟹ Khí Z gồm CO2 và NO2
- Do phản ứng sinh ra H2 nên có phản ứng của Fe và H+ ⟹ NO3- phản ứng hết
Sơ đồ phản ứng:
Bảo toàn nguyên tố N → nNO = nKNO3 = 0,02 mol
Hỗn hợp khí NO và H2 có →
- Đặt a, b lần lượt là số mol Fe2+, số mol Fe3+ trong muối. Đặt x là số mol O trong Y.
+ Bảo toàn điện tích dd muối
→ 2a + 3b + 0,02 = 0,3.2 (1)
+ Khối lượng muối sunfat
→ 56(a + b) + 39.0,02 + 96.0,3 = 42,46 (2)
Giải (1) (2) được a = 0,11 và b = 0,12
- Quy đổi Y thành Fe và O. Khi cho Y tác dụng {KNO3, H2SO4} thì quá trình cho - nhận e là:
Fe0 → Fe+2 + 2e O0 + 2e → O-2
Fe0 → Fe+3 + 3e N+5 + 3e → N+2
2H+ + 2e → H2
Áp dụng bảo toàn e → → nO = 0,24 mol
Quy đổi X thành Fe (0,23 mol), NO3 (u mol) và CO3 (v mol)
Suy ra Z gồm NO2 (u mol) và CO2 (v mol)
Bảo toàn O → nO (Y) = u + v = 0,24 (mol) (3)
Từ , dùng sơ đồ đường chéo suy ra u = v (4)
Giải hệ (3) và (4) ta có u = v = 0,12 (mol)
→ mX = 56.0,23 + 62.0,12 + 60.0,12 = 27,52 (g)
Đáp án B
Câu 40:
Phương pháp:
Sơ đồ phản ứng:
Từ khối lượng hỗn hợp kim loại và chất rắn sau nung tìm được số mol mỗi kim loại Mg và Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Dùng bảo toàn khối lượng ta tính được nO (X)
Khi cho hỗn hợp oxit tác dụng với dung dịch HCl ta có:
O2- (oxit) + 2H+ → H2O
→ nH+ = 2.nO (X) → nCl- = nH+ → nAgCl
Bảo toàn electron cho cả quá trình ta có:
2.nMg + 3.nFe = 2.nO + nAg từ đó tính được số mol Ag.
Khi cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa gồm Ag và AgCl
→ m = mAg + mAgCl
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ phản ứng:
Giả sử 0,832 gam hỗn hợp gồm x mol Mg và y mol Fe
→ 24x + 56y = 0,832 (g) (1)
Bảo toàn Mg và Fe suy ra 1,2 gam chất rắn sau nung gồm x mol MgO và 0,5y mol Fe2O3
→ 40x + 0,5y.160 = 1,2 (2)
Giải hệ trên ta được x = 0,002 và y = 0,014
Bảo toàn khối lượng ta có:
mO2 = mX - mKL = 1,184 - 0,832 = 0,352 (g)
Suy ra nO2 = 0,352 : 32 = 0,011 (mol) → nO (X) = 2.nO2 = 0,022 (mol)
Khi cho hỗn hợp oxit tác dụng với dung dịch HCl ta có:
O2-(oxit) + 2H+ → H2O
→ nH+ = 2.nO (X) = 2.0,022 = 0,044 (mol) = nHCl
Bảo toàn Cl → nCl- = nAgCl = 0,044 (mol)
Bảo toàn electron cho cả quá trình ta có:
2.nMg + 3.nFe = 2.nO + nAg
→ nAg = 2.0,002 + 3.0,014 - 2.0,022 = 0,002 (mol)
Khi cho Y + dd AgNO3 dư, thu được kết tủa gồm 0,002 mol Ag và 0,044 mol AgCl
m = mAg + mAgCl = 0,002.108 + 0,044.143,5 = 6,53 (g)
Đáp án D
Nguồn: Sưu tầm
SOẠN VĂN 12 TẬP 2
Unit 7. Artificial Intelligence
Review 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ
CHƯƠNG II. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS