Đề bài
Câu 1: Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh
A. BaCl2
B. NaOH
C. NaCl
D. KCl.
Câu 2: Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có cùng số mol. Dung dịch nào sau đây hòa tan hết được hỗn hợp trên
A. NH3
B. NaOH
C. AgNO3
D. HCl.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây khi phản ứng kết thúc còn thu được kết tủa
A. Cho HCl dư vào dung dịch Ca(HCO3)2
B. Cho NH3 dư vào dung dịch CuCl2
C. Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3
D. Cho CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
Câu 4: Cho 14 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối sunfat thu được trong dung dịch là:
A. 53,1 gam
B. 42,8 gam
C. 32,4 gam.
D. 38,4 gam
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam Na vào 24 gam nước thu được dung dịch NaOH có nồng độ
A. 12,3%
B. 28,17%
C. 19,78%
D. 13,45%
Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít (đkc) khí CO2 vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,4M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,7 gam
B. 11,82 gam
C. 17,73 gam
D. 9,85 gam
Câu 7: Kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
A. Al.
B. Au.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 8: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính ?
A. NaOH và Al(OH)3
B. Ba(OH)2 và Fe(OH)3
C. Cr(OH)3 và Al(OH)3
D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3
Câu 9: Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 20 gam kết tủa. Giá trị V là
A. 5,6 lít.
B. 4,48 lít.
C. 3,36 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 10: Chất nào sau đây làm tăng hiệu ứng nhà kính nhiều nhất
A. CFC
B. CH4
C. SO2
D. CO2.
Câu 11: Cho khí CO dư khử hoàn toàn 46,4g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được m gam Fe kim loại. Hỗn hợp khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 80g kết tủa. Giá trị m là
A. 29,8 gam
B. 23,6 gam
C. 33,6 gam
D. 39,6 gam
Câu 12: Kim loại nào sau đây có độ cứng thấp nhất
A. K.
B. Na
C. Cs
D. Li
Câu 13: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội
A. Al
B. Ag
C. Cu
D. Ba
Câu 14: Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe; Zn-Fe; Sn-Fe; Cu-Fe để lâu trong không khí ẩm. Cặp mà sắt bị ăn mòn là
A. Cặp Sn-Fe và Cu-Fe
B. Chỉ có cặp Sn-Fe
C. Chỉ có cặp Al-Fe
D. Chỉ có cặp Zn-Fe
Câu 15: Cho các kim loại: Cu, Fe, Ca, Ag, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 16: Tính oxi hoá của các ion sau tăng dần theo thứ tự:
A. Fe3+, Cu2+, Fe2+
B. Fe2+, Cu2+, Fe3+
C. Cu2+, Fe3+, Fe2+
D. Cu2+, Fe2+, Fe3+
Câu 17: Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:
A. dd HNO3.
B. bột sắt dư.
C. bột nhôm dư.
D. NaOH vừa đủ.
Câu 18: Cho một mẩu nhỏ Na vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng
A. có khí thoát ra có kết tủa keo trắng
B. có khí không màu thoát ra
C. chỉ có kết tủa keo trắng.
D. kết tủa sinh ra sau đó tan dần
Câu 19: Cho sắt tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa
A. AgNO3 và Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. AgNO3 và Fe(NO3)2.
D. AgNO3 ; Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Câu 20: Thể tích khí NO (giả sử là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 1,92 gam bột Cu tác dụng với axit HNO3 loãng (dư) là (Cho N = 14, O = 16, Cu = 64).
A. 1,120 lít.
B. 0,448 lít
C. 0,224 lít.
D. 0,672 lít.
Câu 21: Dung dịch chứa các ion sau: Fe2+ ; Cu2+ ; Mg2+. Dung dịch nào sau đây có khả năng kết tủa hết các ion trên
A. NaCl
B. HNO3
C. NaOH
D. Na2SO4
Câu 22: Cho 300ml dung dịch NaOH 4M vào 300ml dung dịch AlCl3 1M và HCl 2M thu được kết tủa có khối lượng là
A. 3,9 gam
B. 7,8 gam
C. 15,6gam
D. 11,7 gam
Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố Mg (Z =12) có cấu hình electron là
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2.
B. 1s2 2s2 2p6 3p2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2.
D. 1s2 2p6 3s2 3p2.
Câu 24: Muốn khử dung dịch chứa Fe2+ thành Fe cần dùng kim loại sau:
A. Zn
B. Cu
C. Ag
D. Fe.
Câu 25: Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây
A. Nhiệt luyện
B. Thủy luyện
C. Điện phân nóng chảy
D. Điện phân dung dịch.
Câu 26: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua:
A. Fe.
B. Ag.
C. Cu.
D. Zn.
Câu 27: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là:
A. Tính khử.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính axit.
D. Tính bazơ.
Câu 28: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao sống
B. Đá vôi
C. Thạch cao khan
D. Thạch cao nung
Câu 29: Phân biệt BaCl2 người ta không dùng dung dịch
A. Na2CO3
B. AgNO3.
C. H2SO4.
D. HCl
Câu 30: Cho 15,2 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0
B. 6,4
C. 8,5
D. 2,2
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
1.B | 4.B | 7.A | 10.D | 13.A | 16.B | 19.A | 22.C | 25.C | 28.A |
2.D | 5.B | 8.C | 11.C | 14.A | 17.B | 20.B | 23.C | 26.D | 29.D |
3.D | 6.A | 9.B | 12.C | 15.D | 18.A | 21.C | 24.A | 27.A | 30.D |
Câu 1:
Phương pháp:
Những dung dịch có môi trường bazo làm quỳ tím chuyển xanh.
Hướng dẫn giải:
Quì xanh: NaOH
Quì đỏ: Không có chất nào
Quì tím: BaCl2; NaCl; KCl
Đáp án B
Câu 2:
Phương pháp: Tính chất hóa học về hợp chất của sắt
Hướng dẫn giải:
A và B. NH3 và NaOH đều không phản ứng được với cả 2 chất trên.
C. 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag (Cả Ag và Cu(NO3)2 đều không phán ứng được với Fe2O3)
D. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
2FeCl3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2 (Thỏa mãn điều kiện đề bài)
Đáp án D
Câu 3:
Phương pháp: Tính chất hóa học các hợp chất vô cơ
Hướng dẫn giải:
a) Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
b) CuCl2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]Cl2 (tan)
c) AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
d) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
Đáp án D
Câu 4:
Phương pháp: Bảo toàn nguyên tố
Hướng dẫn giải:
Ta thấy các kim loại đều phản ứng với axit theo phản ứng tổng quát: R + H2SO4 → RSO4 + H2
Có: nH2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol => nRSO4 = nH2 = 0,3 mol = nSO4
Bảo toàn nguyên tố: mRSO4 = mR + mSO4 = 14 + 0,3.96 = 42,8g
Đáp án B
Câu 5:
Phương pháp: Bảo toàn khối lượng
Hướng dẫn giải:
nNa = 4,6: 23 = 0,2 mol
- Phản ứng: Na + H2O → NaOH + 0,5H2
Mol 0,2 → 0,2 → 0,1
Bảo toàn khối lượng: mNa + mH2O = mdd + mH2
=> mdd = 4,6 + 24 – 0,1.2 = 28,4g
=> C%NaOH = 0,2.40: 28,4 = 28,17%
Đáp án B
Câu 6:
Phương pháp:
Bài toán CO2 + Dung dịch Kiềm
- TH1: CO2 dư (nCO2 > nOH)
=> Chỉ có phản ứng: CO2 + OH- → HCO3-
- TH2: OH- dư (nOH > 2nCO2)
=> Chỉ có phản ứng: CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
- TH3: Có 2 phản ứng (nCO2 < nOH < 2nCO2)
CO2 + OH- → HCO3-
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
=> nCO3 = nOH – nCO2
Và nHCO3 = nCO2 – nCO3
Hướng dẫn giải:
nCO2 = 8,96: 22,4 = 0,4 mol; nOH = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,5.(0,2 + 0,4.2) = 0,5 mol
Ta thấy: nCO2 < nOH < 2nCO2 => phản ứng tạo 2 muối HCO3 và CO3
=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol < nBa2+ = 0,5.0,4 = 0,2 mol
=> nBaCO3 = nCO3 = 0,1 mol => m = 0,1.197 = 19,7g
Đáp án A
Câu 7:
Phương pháp:
Các kim loại có tính khử mạnh (K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, ..) được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng.
Hướng dẫn giải:
Các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Đáp án A
Câu 8:
Phương pháp:
Định nghĩa chất lưỡng tính (vừa có khả năng cho và nhận proton (H+))
HS ghi nhớ một số hidroxit lưỡng tính thường gặp như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2,...
Hướng dẫn giải:
Cr(OH)3 và Al(OH)3 là 2 hidroxit lưỡng tính.
Đáp án C
Câu 9:
Phương pháp: Tính toán theo phương trình phản ứng
Hướng dẫn giải:
nCaCO3 = 20: 100 = 0,2 mol. Vì Ca(OH)2 dư nên chỉ có phản ứng tạo muối trung hòa.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Mol 0,2 ¬ 0,2
=> VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lit
Đáp án B
Câu 10:
Phương pháp: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế và môi trường
Hướng dẫn giải:
CO2 là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.
Đáp án D
Câu 11:
Phương pháp: Tính toán theo phương trình phản ứng
Hướng dẫn giải:
Tổng quát: CO + Ooxit → CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Có: nCaCO3 = 80: 100 = 0,8 mol = nCO2 = nO (Oxit)
=> mKL = mOxit – mO(Oxit) = 46,4 – 0,8.16 = 33,6g
Đáp án C
Câu 12:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại:
+ Kim loại cứng nhất: Cr
+ Kim loại mềm nhất: Cs
Hướng dẫn giải:
Trong các kim loại kiềm, Cs có độ cứng thấp nhất
Đáp án C
Câu 13:
Phương pháp:
HS ghi nhớ: Fe, Cr, Al thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
Hướng dẫn giải:
Fe, Cr, Al thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
=> không phản ứng
Đáp án A
Câu 14:
Phương pháp:
Trong cấu tạo 1 cặp điện cực của pin điện, kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước
Hướng dẫn giải:
Trong cấu tạo 1 cặp điện cực của pin điện, kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hóa trước
Fe bị ăn mòn khi Fe có tính khử mạnh hơn kim loại còn lại
=> Sn-Fe , Cu-Fe
Đáp án A
Câu 15:
Phương pháp:
Những kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa phản ứng được với HCl.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào dãy điện hóa kim loại, các kim loại đứng bên trái “H” thì sẽ phản ứng với H+
=> Các kim loại thỏa mãn: Fe, Ca, Zn
Đáp án D
Câu 16:
Phương pháp:
Trong dãy điện hóa thì tính oxi hóa của các ion tăng dần.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 17:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của kim loại
Hướng dẫn giải:
- Để loại bỏ CuSO4, ta dùng Fe vì sau khi phản ứng thì tạo ra muối FeSO4. Nếu dùng chất khác thì dù loại bỏ được CuSO4 nhưng sẽ vẫn lẫn tạp chất.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Đáp án B
Câu 18:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của kim loại kiềm
Hướng dẫn giải:
Na + H2O → NaOH + 0,5H2↑
3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3 ↓
Vậy ta thấy có khí thoát ra (H2) và có kết tủa keo trắng (Al(OH)3)
Đáp án A
Câu 19:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của Fe
Hướng dẫn giải:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 +AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Vậy dung dịch cuối cùng chứa: Fe(NO3)3 và AgNO3 dư
Đáp án A
Câu 20:
Phương pháp:
Bảo toàn electron
Hướng dẫn giải:
nCu = 1,92 : 64 = 0,03 mol
Cu → Cu+2 + 2e
N+5 + 3e → N+2
Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO => nNO = 2.0,03 : 3 = 0,02 mol
=> VNO = 0,02. 22,4 = 0,448 lit
Đáp án B
Câu 21:
Phương pháp: Tính chất hóa học của kim loại và hợp chất của kim loại
Hướng dẫn giải:
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2
Đáp án C
Câu 22:
Phương pháp:
Cho biết nAl3+ = a và nOH- = b, tính số mol kết tủa
Các phản ứng xảy ra:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1)
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- (2)
Phương pháp:
Từ (1) và (2) ta rút ra kết luận:
+ Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hoà tan và
nAl(OH)3= b/3
+ Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hoà tan 1 phần
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1)
mol a → 3a → a
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- (2)
Mol b-3a b-3a
nAl(OH)3= 4a-b
+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn
Hướng dẫn giải:
nNaOH = 0,3.4 = 1,2 mol; nH+ = 0,3.2 = 0,6 mol
H+ + OH- → H2O
=> nOH còn lại = 1,2 – 0,6 = 0,6 mol
nAl3+= 0,3.1 = 0,3 mol
Ta thấy: nOH/nAl3+ = 0,6: 0,3 = 2 < 3 => Al3+ dư
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
=> nAl(OH)3 = 1/3.nOH = 0,2 mol
=> mkết tủa = 0,2.78 = 15,6g
Đáp án C
Câu 23:
Phương pháp:
Cách viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố
Hướng dẫn giải:
12Mg: 1s22s22p63s2
Đáp án C
Câu 24:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của kim loại (Lý thuyết về dãy điện hóa hóa học)
Hướng dẫn giải:
KL có tính khử mạnh hơn Fe sẽ có phản ứng Fe2+ thành Fe
Đáp án A
Câu 25:
Phương pháp:
Các phương pháp điều chế kim loại
Hướng dẫn giải:
Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
Đáp án C
Câu 26:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của kim loại
Hướng dẫn giải:
Trong các kim loại ta thấy chỉ có Zn thỏa mãn (Zn2+)
- Ag, Cu không phản ứng với HCl
- Fe tạo Fe2+ (HCl) và Fe3+ (Cl2)
Đáp án D
Câu 27:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của kim loại
Hướng dẫn giải:
Kim loại có tính chất hóa học đặc trưng đó là tính khử
Đáp án A
Câu 28:
Phương pháp:
Lý thuyết về hợp chất của Canxi
Hướng dẫn giải:
Canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống
Đáp án A
Câu 29:
Phương pháp: Tính chất hóa học hợp chất của kim loại kiềm
Hướng dẫn giải:
Không dùng HCl vì HCl không phản ứng với BaCl2 để tạo ra kết tủa (hoặc khí)
Đáp án D
Câu 30:
Phương pháp: Tính toán theo phương trình phản ứng.
Chú ý Cu không phản ứng với HCl.
Hướng dẫn giải:
Chỉ có Zn phản ứng với HCl, m gam kim loại không tan chính là Cu
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
nH2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol => nZn = nH2 = 0,2 mol
Lại có: mZn + mCu = 15,2g => mCu = m = 15,2 – 0,2.65 = 2,2g
Đáp án D
CHƯƠNG 6. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 – Hóa học 12
Đề thi học kì 2
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 12