Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 Chọn nhận định sai khi nói về ancol.
A. Khi đốt cháy hoàn toàn ancol no, mạch hở thì thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước.
B. Các ancol đa chức có từ 2 nhóm -OH gắn ở 2 cacbon liên tiếp trên mạch có khả năng phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
C. Ancol etylic tan vô hạn trong nước.
D. Ancol benzylic tác dụng với dung dịch NaOH tạo natri benzylat và nước.
Câu 2 Fomol hay fomalin là tên thương phẩm của dung dịch chứa fomanđehit, hóa chất có công thức nào sau đây?
A. CH3-O-CH3 B. CH3CHO
C. HCHO D. C2H5OH
Câu 3 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Anken là hiđrocacbon không no, mạch hở, phân tử chỉ có hai liên kết π.
B. Ankan là hợp chất có ít nhất một nối đôi trong phân tử.
C. Ankađien là hiđrocacbon không no, mạch hở, phân tử chỉ có hai liên kết π.
D. Benzen là một dẫn xuất của hiđrocacbon.
Câu 4 Để phân biệt hai chất lỏng: anđehit axtic và ancol etylic, có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư
B. Nước
C. Dung dịch NaOH
D. Khí HCl
Câu 5 Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với H2 ở nhiệt độ cao có mặt Ni làm xúc tác ?
A. CH3-CH(CH3)-CH3
B. CH3-CH2-CH3
C. CH3-CH2-CH2-CH3
D. CH2=CH-CH2-CH3
Câu 6 Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng phân của nhau ?
A. CH3OH, C2H5OH.
B. C2H5OH, CH3-O-CH3.
C. C2H5OH, CH3CHO.
D. C4H4, C6H6.
Câu 7 Các chất nào sau đây là đồng đẳng của etilen?
(1) CH3-CH=CH2
(2) CH3-CH2-CH=CH2
(3) CH3-CH3
(4) CH3-CH2-CH3
(5) isobutan
(6) isobutilen
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 6
C. 1, 3, 6 D. 4, 5, 6
Câu 8 Công thức chung của dãy đồng đẳng anđehit no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2n+1OH.
C. CnH2n-1OH. D. CnH2nO2.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Bài 1
Có 4 lọ riêng biệt đựng 4 chất lỏng: benzen, ancol etylic, dung dịch NaOH và dung dịch glixerol. Chỉ dùng thêm dung dịch CuSO4 thì có thể nhận biết được những lọ nào ở trên? Trình bày cách nhận biết đó.
Bài 2
Oxi hóa hoàn toàn 0,78 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở A bằng một lượng CuO dư đun nóng. Sau thí nghiệm thấy lượng bột đồng oxit giảm 1,872 gam đồng thời thu được m gam hỗn hợp CO2 và H2O.
1. Tính m.
2. Cho hỗn hợp X gồm 0,05 mol ancol A ở trên và 0,1 mol ancol B không no mạch hở chứa một liên kết đôi trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 10,08 lít CO2 (đktc).
a) Viết các phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng H2O tạo thành sau phản ứng.
c) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên các ancol trong hỗn hợp X đã cho.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:
Phương pháp: Lý thuyết về ancol.
Hướng dẫn giải:
A đúng, vì ancol no mạch hở có CTTQ là CnH2n+2Om → nCO2 + (n+1)H2O nên số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước
B đúng
C đúng
D sai, vì C6H5CH2OH không phản ứng với NaOH
Đáp án D
Câu 2:
Hướng dẫn giải:
Fomol hay fomalin là tên thương phẩm của dung dịch chứa fomanđehit, hóa chất có công thức HCHO.
Đáp án C
Câu 3:
Phương pháp: Xem lại bài anken, ankan, ankađien và benzen.
Hướng dẫn giải:
A sai, vì anken chỉ có 1 liên kết π.
B sai, vì ankan không có nối đôi.
C đúng.
D sai, vì benzen là hiđrocacbon chứ không phải dẫn xuất hiđrocacbon.
Đáp án C
Câu 4:
Hướng dẫn giải:
Để phân biệt CH3CHO và C2H5OH có thể dùng thuốc thử dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng:
+ Tạo kết tủa Ag → CH3CHO
PTHH:
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag ↓ + NH4NO3
+ Không hiện tượng → C2H5OH
Đáp án A
Câu 5:
Hướng dẫn giải:
A, B, C chỉ chứa các liên kết đơn nên không thể tác dụng với H2 (to, xt) (phản ứng cộng).
D có liên kết C=C có thể cộng H2 (to, xt).
Đáp án D
Câu 6:
Phương pháp: Đồng phân là những chất cùng CTPT nhưng khác CTCT.
Hướng dẫn giải:
A chứa 2 chất là ancol có CTPT khác nhau
B có 2 chất cùng CTPT là C2H6O
C có 2 chất có CTPT khác nhau
D có 2 chất có CTPT khác nhau
Đáp án B
Câu 7:
Phương pháp:
Đồng đẳng là các chất có cấu tạo tương tự nhau, hơn kém 1 hay nhiều nhóm CH2.
Vậy các chất đồng đẳng của etilen là hiđrocacbon mạch hở, có chứa 1 liên kết đôi trong phân tử.
Hướng dẫn giải:
Các chất là đồng đẳng của etilen: (1) CH3-CH=CH2, (2) CH3-CH2-CH=CH2, (6) isobutilen.
Đáp án B
Câu 8:
Hướng dẫn giải:
Công thức chung của dãy đồng đẳng anđehit no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1CHO.
Đáp án A
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Bài 1:
Hướng dẫn giải:
- Trích mẫu thử của từng chất vào ống nghiệm rồi đánh dấu tương ứng.
- Cho dung dịch CuSO4 lần lượt vào các ống:
+ Xuất hiện kết tủa xanh lam → NaOH
PTHH: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
+ Có sự phân lớp dung dịch → C6H6
+ Dung dịch đồng nhất → C2H5OH, C3H5(OH)3
- Dùng Cu(OH)2 (vừa tạo ra) cho vào 2 dung dịch chưa nhận biết được:
+ Cu(OH)2 tan tạo dd xanh lam → C3H5(OH)3
PTHH: Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
+ Cu(OH)2 không tan → C2H5OH
Bài 2:
Phương pháp:
1. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn với CuO tương tự với O nguyên tử tạo sản phẩm cháy nên ta có thể viết là:
Ancol + O → CO2 + H2O
Mà lượng O bị lấy đi làm cho khối lượng chất rắn giảm → m chất rắn giảm = mO pư
BTKL: mCO2 + mH2O = m ancol + mO → m
2. A là CnH2n+1OH và B là CmH2mOp (m ≥ 3)
a)
CnH2n+1OH + 1,5n O2 → n CO2 + (n + 1) H2O
CmH2mOp + (3m-p)/2 O2 → m CO2 + m H2O
b) Tính được
Ta có: nA = - → = + nA →
c)
Xét 0,78 gam A đốt cháy cần 1,872 gam O2 (dựa vào đề gốc): = 1,5n . nX → n
Xét hỗn hợp {0,05 mol A; 0,1 mol B} đốt cháy:
Bảo toàn nguyên tố C → m
Từ đó xác định CTCT và gọi tên các ancol.
Hướng dẫn giải:
1. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn với CuO tương tự với O nguyên tử tạo sản phẩm cháy nên ta có thể viết là:
Ancol + O → CO2 + H2O
Mà lượng O bị lấy đi làm cho khối lượng chất rắn giảm
→ m chất rắn giảm = mO pư = 1,872 gam
BTKL: + = m ancol + mO
→ m = 0,78 + 1,872 = 2,652 gam
2. A là CnH2n+1OH và B là CmH2mOp (m ≥ 3)
a)
CnH2n+1OH + 1,5n O2 → n CO2 + (n + 1) H2O
CmH2mOp + (3m-p)/2 O2 → m CO2 + m H2O
b) = 0,45 mol
Ta có: nA = -
→ = + nA = 0,45 + 0,05 = 0,5 mol
→ = 0,5.18 = 9 gam
c)
Xét 0,78 gam A đốt cháy cần 1,872 gam O2
(dựa vào đề gốc):
nO2 = 1,5n . nX → \(\frac{1,872}{32}=1,5n.\frac{0,78}{14n+18}\) → n = 3
Xét hỗn hợp {0,05 mol A; 0,1 mol B} đốt cháy:
Bảo toàn nguyên tố C:
= 0,05.n + 0,1.m = 0,45 → n + 2m = 9 → m = 3
→ 2 ancol là C3H7OH và C3H5OH
Vậy:
A có thể là CH3-CH2-CH2OH (propan-1-ol)
hoặc CH3-CHOH-CH3 (propan-2-ol)
B là CH2=CH-CH2OH (propenol)
Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
Chuyên đề 11.3: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Tải 15 đề thi học kì 2 - Hóa học 11
Chủ đề 1. Dao động
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11