Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cháy
C. Phản ứng tách
D. Phản ứng cộng
Câu 2: Công thức tổng quát của anken là?
A. CnH2n-2 (n≥2)
B. CnH2n (n ≥2)
C. CnH2n+2 (n≥1)
D. CnH2n (n≥3)
Câu 3: Chất nào không tác dụng được với AgNO3/NH3?
A. But-1-in
B. Propin
C. But-2-in
D. Etin
Câu 4: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Benzen + H2 (Ni, t0)
B. Benzen + HNO3/H2SO4 đ
C. Benzen + Br2 (dd)
D. Benzen + Cl2 (Fe)
Câu 5: Tính chất nào không phải của toluen?
A. Tác dụng với Br2 (t0, Fe)
B. Tác dụng với Cl2 (as)
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4
D. Tác dụng với dung dịch Br2
Câu 6: Công thức của ancol etylic là?
A. CH3OH
B. C6H6
C. C6H5OH
D. C2H5OH
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol?
A. Dung dịch phenol có tính axit yếu
B. Dung dịch phenol có tính bazo yếu
C. Nhỏ nước brom vào phenol thấy có kết tủa trắng
D. Phenol không phải là 1 ancol
Câu 8: Thuốc dùng để phân biệt glyxerol, etanol, phenol là?
A. Na, dd Br2
B. dd Br2, Cu(OH)2
C. Cu(OH)2, dd NaOH
D. Dd Br2, quỳ tím
Câu 9: Hidrocacbon X có CTPT là C5H12 tác dụng với clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. X là?
A. Pentan
B. iso-pentan
C. neo-pentan
D. 2-metylbutan
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon X mạch hở thu được 4,48 lít CO2 và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. CH4
B. C2H6
C. C3H8
D. C4H10
Câu 11: Ankin X có công thức câu tạo: C≡C-CH(CH3)-CH3 tên thay thế của X là
A. 3-metylbut-1-in
B. 2-metylbut-3-in
C. 3-metylbut-2-in
D. 2-metylbut-1-in
Câu 12: Khi cho CH3-CH2-CH=CH2 tác dụng với dung dịch HBr theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br
C. CH3-CH2-CHBr-CH3
D. CH3-CH2-CH2-CH2Br
Câu 13: Dẫn 0,672 lít (đktc) khí etilen sục qua dung dịch Brom. Khối lượng Brom tham gia phản ứng là?
A. 4,8 gam
B. 9,6 gam
C. 4,4 gam
D. 3,6 gam
Câu 14: Số đồng phân ancol C3H7OH là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15: Cho 17,92 lít hỗn hợp khí gồm 1 ankan, 1 anken, 1 ankin có tỉ lệ về số mol là 1:1:2 lội qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y. Đốt cháy Y được 13,44 lít CO2 (đktc). Khối lượng X?
A. 1,92
B. 19,2
C. 12,9
D. 14,2
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có)
Câu 2: Cho 9,4 g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít khí H2
a, Xác đinh công thức phân tử 2 ancol
b, Tính khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu
Câu 3: Đốt cháy m gam hidrocacbon A ở thể khí trong điều kiện thường được CO2 và m gam H2O. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hidrocacbon B là đồng đẳng kế tiếp của A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng x gam. Gía trị x là?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN
1.D | 2.B | 3.C | 4.C | 5.D |
6.D | 7.B | 8.B | 9.A | 10.B |
11.A | 12.C | 13.A | 14.A | 15.B |
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Phương pháp giải:
Xem lại phần tính chất hóa học của ankan có trong chương trình hóa học lớp 11
Hướng dẫn giải
Ankan là một hidrocacbon no, mạch hở, trong công thức cấu tạo chỉ có chứa liên kết đơn, nên không thể tham gia phản ứng cộng
Đáp án D
Câu 2:
Phương pháp giải
Xem lại phần công thức tổng quát của anken trong chương trình hóa học lớp 11
Hướng dẫn giải
Anken là hidro cacbon mạch hở có chứa 1 liên kết đôi có CTTQ là CnH2n (n ≥ 2)
Đáp án B
Câu 3:
Phương pháp giải:
Hidrocacbon có khả năng tác dụng được với AgNO3/NH3 là ankin có chứa liên kết 3 ở đầu mạch
(Tính chất hóa học của ankin)
Hướng dẫn giải:
But-2-in có CTCT là CH3-CH≡CH-CH3 có chứa liên kết 3 ở C số 2 (không phải đầu mạch) nên không có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3
Các ankin còn lại: CH≡CH (Etin); CH≡C-CH3(propin); CH≡C-CH2-CH3 đều có chứa liên kết 3 ở đầu mạch nên có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3
Đáp án C
Câu 4:
Phương pháp giải:
Xem lại phần tính chất hóa học của benzen
Hướng dẫn giải:
Do cấu tạo đặc biệt của vòng benzen nên benzen có khả năng tham gia phản ứng thế cao hơn phản ứng cộng. Nó không có khả năng tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom ở nhiệt độ thường.
Đáp án C
Câu 5:
Phương pháp giải:
Xem lại phần tính chất hóa học của toluen (đồng đẳng của benzen)
Hướng dẫn giải
Toluen là đồng đẳng của benzen (C6H5CH3) cũng có chứa vòng benzen nên nó không có phản ứng cộng với dung dịch brom ở nhiệt độ thường
Đáp án D
Câu 6:
Phương pháp giải:
Xem lại phần công thức phân tử và danh pháp ancol
Hướng dẫn giải:
Ancol etylic có CTPT là C2H5OH
Đáp án D
Câu 7
Phương pháp giải
Xem lại phần tính chất của phenol có trong chương trình hóa học lớp 11
Hướng dẫn giải
Đáp án A đúng do sự tương tác của vòng benzen, tạo hiệu ứng hút e từ nhóm –OH khiến H trong nhóm –OH linh động hơn => Phenol mang được tính axit yếu
Đáp án B sai
Đáp án C đúng cho phenol tác dụng với dung dịch Brom ta được 2,4,6-tribrom phenol cho kết tủa trắng
Đáp án D đúng do nhóm –OH đính vào C trong vòng benzen là C không no nên không được coi là ancol
Đáp án B
Câu 8
Phương pháp giải
Xem lại phần tính chất hóa học của ancol và phenol, dựa vào các phương án để chọn ra đáp án phù hợp
Hướng dẫn giải
Để phân biệt các dung dịch trên, ta làm theo các bước sau:
B1: Cho lần lượt các dung dịch đi qua dung dịch Brom, dung dich nào khiến xuất hiện kết tủa trắng thì chất đó là phenol
2 chất còn lại là glixerol và etanol
B2: Cho 2 chất trên đi qua Cu(OH)2 . Chất nào hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam => glixerol
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu +2H2O
Còn lại là Etanol
Đáp án B
Câu 9:
Phương pháp giải
Xem lại phần đồng phân và phản ứng thế của ankan
Hướng dẫn giải
C5H12 có dạng CnH2n+2 nên là 1 ankan, trong CTPT chỉ có chứa liên kết đơn.
Các công thức cấu tạo của ankan này là:
Cách đếm số dẫn xuất monoclo:
B1: Xét trục đối xứng của hidrocacbon
B2: Bỏ đi những vị trí C đối xứng giống nhau => số dẫn xuất có thể tạo ra ở mỗi CTCT
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (1) => 3 dẫn xuất
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 (2) => 4 dẫn xuất
CH3-C-(CH3)3 (3) => 1 dẫn xuất
Đáp án A
Câu 10:
Phương pháp giải:
Từ số mol CO2 và H2O => dãy đồng đẳng của X
=> n X => CTPT của X
Hướng dẫn giải
nCO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)
nH2O = 5,4 : 18 = 0,3 (mol)
Do nH2O > nCO2 => X là ankan
nX = 0,3 – 0,2 = 0, 1(mol)
Số nguyên tử C có trong X là 0,2 : 0,1 = 2
CTPT của X là : C2H6
Đáp án B
Câu 11:
Phương pháp giải
Cách đọc tên ankin:
Vị trí nhánh-tên nhánh tên mạnh chính –vị trí liên kết 3- in
Đánh số vị trí C từ phía gần vị trí liên kết 3 hơn
Hướng dẫn giải:
C≡C-CH(CH3)-CH3 có tên gọi là 3-metyl but-1-in
Đáp án A
Câu 12:
Phương pháp giải:
Trong phản ứng cộng HX của anken, theo quy tắc Maccopnhicop ta luôn có được nguyên tử H trong HX sẽ được ưu tiên cộng vào nguyên tử C có chứa nhiều nguyên tử H hơn, X sẽ được cộng vào nguyên tử C còn lại.
Hướng dẫn giải
Khi đem CH3-CH2-CH=CH2 cộng với HBr thì sản phẩm chính sẽ là: CH3-CH2-CHBr-CH3
Đáp án C
Câu 13:
Phương pháp giải
Etilen tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1
Tính được nC2H4 = nBr2 => mBr2
Hướng dẫn giải
nC2H4 = 0,672 : 22,4 = 0,03 (mol)
nC2H4 = nBr2 = 0,03 (mol)
mBr2 = 0,03 * 160 = 4,8 (g)
Đáp án A
Câu 14:
Phương pháp giải
Xem lại cách viết đồng phân của ancol gồm có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức
B1: Viết vị trí mạch cacbon chính
B2: Sau khi viết mạch chính thì bắt đầu điền nhóm OH vào các vị trí khác nhau để thu được những đồng phân khác nhau
Hướng dẫn giải
Ancol C3H7OH có dạng CnH2n+2O => Đây là ancol no, đơn chức mạch hở
Số CTCT của ancol này là:
CH3-CH2-CH2-OH
CH3-CH(OH)-CH3
Đáp án A
Câu 15:
Phương pháp giải:
Từ NX => nankan, anken, ankin
Từ nAnkin => n kết tủa => CTPT của muối => CTPT ankin
Từ nCO2, nankan, nanken
=> biện luận số nguyên tử C có trong ankan, anken
=> CTPT của ankan, anken
=> mX
Hướng dẫn giải:
nX = 17,92 : 22,4 = 0,8 (mol)
Mặt khác nankan : nanken : nankin = 1 : 1 : 2
=> nankan = 0,2 mol; nanken = 0,2 mol; nankin = 0,4 mol
mkết tủa = 96 : 0,4 = 240 (gam/mol)
=> CTPT của kết tủa là C2Ag2 => CTPT của ankin là C2H2
nCO2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 (mol)
Gọi CTPT của ankan, anken lần lượt là CnH2n+2 (n ≥ 1) ; CmH2m (m ≥ 2) (I)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C
=> 0,2 * n + 0,2 * m = 0,6 => n + m = 3 (II)
Từ (I) và (II) => n = 1 và m = 2
Ankan, anken có CTPT lần lượt là CH4 và C2H4
MX = 0,2 * 16 + 0,2 * 28 + 0,4 * 26 = 19,2 gam
Đáp án B
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp giải:
Xem lại phần tính chất hóa học, cách điều chế hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon
Hướng dẫn giải
(1) 2CH4 \(\xrightarrow[l\ln ]{{{1500}^{o}}C}\)C2H2 +3H2
(2) C2H2 + H2 \(\xrightarrow{Pd,{{t}^{0}}}\)C2H4
(3) C2H4 +H2O \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\)C2H5OH
(4) C2H5OH + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\)CH3CHO + H2O
(5) 3C2H2 \(\xrightarrow{{{600}^{0}}C,cacbon}\)C6H6
Câu 2:
Phương pháp giải:
a, Đặt CTTQ của ancol no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1OH (n ≥ 1)
nH2 => nancol => Khối lượng mol trung bình
Mặt khác 2 ancol này liên tiếp nhau thuộc dãy đồng đẳng
=> CTPT của 2 ancol
b, Gọi số mol mỗi ancol lần lượt là x, y
Lập hệ phương trình 2 ẩn => x, y => Khối lượng mỗi ancol có trong hỗn hợp
Hướng dẫn giải
Đặt CTTQ của ancol no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1OH (n ≥ 1)
Ta có phương trình:
CnH2n+1OH + Na \( \to \)CnH2n+1ONa + ½ H2
nancol = 2 nH2 = 0,125 * 2 = 0,25 (mol)
=> Khối lượng mol trung bình của mỗi ancol là: 9,4 : 0,25 = 37,6 (gam/mol)
Mà 2 ancol này liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
=> 2 ancol này là CH3OH, C2H5OH
b, gọi số mol CH3OH, C2H5OH lần lượt là a, b (mol)
=> a + b = 0,25 (I)
Khối lượng 2 ancol nặng 9,4 gam
=> 32 a + 46 b = 9,4 (II)
Từ (I) và (II) => a = 0,15; b = 0,1
mCH3OH = 0,15 * 32 = 4,8 (gam)
mC2H5OH = 9,4 – 4,8 = 4,6 (gam)
Câu 3:
Phương pháp giải:
Gọi CTTQ của A là CxHy => CTPT của A => CTPT của B
Mặt khác x= mCO2 + mH2O
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol chất A có CTPT là CxHy
Ta có khi đốt cháy 1 mol CxHy sinh ra y/2 mol H2O (bảo toàn nguyên tố H)
Mặt khác mA = mH2O => 12x + y = 9y => 3x = 2y (1)
Mặt khác A là chất khí => x < 5 (2)
=> A có CTPT là C4H6
B là hidrocabon đồng đẳng kế tiếp của A
=> B có CTPT là C5H8
Ta có phương trình
C5H8 + 7O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 5CO2 + 4H2O
0,1 0,5 0,4 (mol)
=> x = mCO2 + mH2O = 0,5 * 44 + 0,4 * 18 = 29,2 (gam)
Nguồn: Sưu tầm
Unit 9: Education in the Future
Unit 1: Eat, drink and be healthy
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
Chủ đề 3. Hoàn thiện bản thân
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11