Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 : Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là
A. CH2=CHCl.
B. CH2=CH-CH=CH2.
C. CH2=CH2.
D. CF2=CF2.
Câu 2 : Nhóm nguyên tử CH3- có tên là
A. butyl.
B. metyl.
C. etyl.
D. propyl.
Câu 3 : Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, anken cộng hiđro vào liên kết đôi tạo thành hợp chất nào dưới đây?
A. anken lớn hơn.
B. ankan.
C. xicloankan.
D. ankin.
Câu 4 : Điều kiện để xảy ra phản ứng cộng H2 vào anken là
A. H+, to.
B. HgCl2, 150-200oC.
C. Ni, to.
D. Pd/PbCO3, to.
Câu 5 : Hợp chất nào sau đây không phải là anđehit?
A. C6H5-CHO.
B. HCHO.
C. CH3-CHO.
D. HO-CHO.
Câu 6 : Phân tử isopren có số nguyên tử H là
A. 8.
B. 4.
C. 6.
D. 10.
Câu 7 : Toluen có công thức là
A. C6H5-CH=CH2.
B. C6H5-CH3.
C. C6H6.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 8 : Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3?
A. But-1,3-đien.
B. But-1-in.
C. But-2-in.
D. Pent-2-in.
Câu 9 : Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp X gồm ankan và anken. Tỉ khối X so với khí hiđro là 21,75. Thành phần phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 25,00%.
B. 33,33%.
C. 66,67%.
D. 50,00%.
Câu 10 : Hiđrocacbon mà trong phân tử có hai liên kết đôi C=C được gọi là
A. ankan.
B. anken.
C. xicloankan.
D. ankađien.
Câu 11 : Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CHCl-CH3.
B. CH3-C≡C-CH3.
C. CH3-CH=CH-CH3.
D. CH2Cl-CH2Cl.
Câu 12 : Khi đốt cháy hoàn toàn ankan thì
A. nH2O = nCO2.
B. nH2O < nCO2.
C. nH2O > nCO2.
D. nH2O = 2nCO2.
Câu 13 : Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Anken.
B. Aren.
C. Ankan.
D. Ankin.
Câu 14 : Công thức phân tử chung của ankan là
A. CnH2n-2 (n ≥ 2).
B. CnH2n+2 (n ≥ 1).
C. CnH2n-6 (n ≥ 6).
D. CnH2n (n ≥ 2).
Câu 15 : Tên thay thế của CH3-CH=O là:
A. etanal.
B. etanol.
C. metanal.
D. metanol.
Câu 16 : Cho hình vẽ mô tả quá trình định tính các nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm. A. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng. B. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng. |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 : Thực hiện yêu cầu của các câu sau:
1. Đọc tên thường và tên thay thế các chất sau:
a) CH3-CH2-CH2-COOH;
b) CH3-CH(CH3)-OH.
2. Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử C4H6.
Câu 18 : Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có).
1. Sục axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3.
2. Nhỏ nước brom vào phenol lỏng.
3. Cho mẩu Na vào giấm ăn.
Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
1. Tìm công thức phân tử của 2 ancol.
2. Tính % về khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X.
Câu 20 : Một bình kín A chứa các chất sau: axetilen, vinylaxetilen, hiđro (1,1 mol) và một ít bột niken (trong đó tỉ lệ số mol axetilen và vinylaxetilen là 1:1). Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 bằng 245/12. Khi B phản ứng vừa đủ với AgNO3 (trong dung dịch NH3) thu được 0,6 mol hỗn hợp kết tủa X và 13,44 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Biết hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli bằng 127/12 và hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 0,5 mol Br2 trong dung dịch. Tính khối lượng kết tủa X.
----- HẾT -----
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
1.B | 2.B | 3.B | 4.C | 5.D | 6.A | 7.B | 8.B |
9.D | 10.D | 11.C | 12.C | 13.D | 14.B | 15.A | 16.C |
Câu 1
Phương pháp:
Lý thuyết về ankađien.
Cách giải:
nCH2=CHCl \(\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\) (-CH2-CHCl-)n
Poli(vinyl clorua) (PVC)
nCH2=CH-CH=CH2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\) (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Cao su buna
nCH2=CH2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\) (-CH2-CH2-)n
Polietilen (PE)
nCF2=CF2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\) (-CF2-CF2-)n
Teflon
Chọn B.
Câu 2
Phương pháp:
Dựa vào danh pháp gốc ankyl.
Cách giải:
Metyl: CH3-
Etyl: CH3CH2-
Propyl: CH3CH2CH2-
Butyl: CH3CH2CH2CH2-
Chọn B.
Câu 3
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về phản ứng cộng của anken.
Cách giải:
Anken cộng hiđro vào liên kết đôi tạo thành ankan.
CnH2n + H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) CnH2n+2.
Chọn B.
Câu 4
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về phản ứng cộng của anken.
Cách giải:
Điều kiện để xảy ra phản ứng cộng H2 vào anken là Ni, to.
Chọn C.
Câu 5
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm hợp chất anđehit.
Cách giải:
Các hợp chất C6H5-CHO, HCHO, CH3-CHO là anđehit.
Hợp chất HO-CHO viết dưới dạng khai triển:
Đây là axit cacboxylic.
Chọn D.
Câu 6
Phương pháp:
Dựa vào công thức phân tử isopren ⟹ số nguyên tử H.
Cách giải:
Isopren: CH2=C(CH3)-CH=CH2 ⟹ CTPT: C5H8 ⟹ có 8 nguyên tử H.
Chọn A.
Câu 7
Phương pháp:
Lý thuyết về hiđrocacbon thơm.
Cách giải:
Toluen có công thức là C6H5-CH3.
Chọn B.
Câu 8
Phương pháp:
Chất hữu cơ có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 phải có nhóm chức CHO, hoặc là ankin có liên kết ba đầu mạch.
Cách giải:
Chất hữu cơ có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 phải có nhóm chức CHO, hoặc là ankin có liên kết ba đầu mạch ⟹ But-1-in phản ứng được với AgNO3/NH3.
PTHH: CH3-CH2-C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3-CH2-C≡CAg + NH4NO3.
Các chất but-1,3-đien, but-2-in, pent-2-in không tác dụng với AgNO3/NH3.
Chọn B.
Câu 9
Phương pháp:
Giả sử xét 1 mol C4H10.
Dùng BTKL ⟹ nX.
⟹ pư = nX - bđ ⟹ dư = bđ - pư ⟹ % trong X.
Cách giải:
Giả sử xét 1 mol C4H10.
= 21,75 ⟹ MX = 43,5
Dùng BTKL: = mX ⟹ 1.58 = 43,5.nX ⟹ nX = 4/3 mol
Ta có: pư = nX - bđ = 4/3 - 1 = 1/3 mol
⟹ dư = bđ - pư = 1 - 1/3 = 2/3 mol
% = \(\frac{{2/3}}{{4/3}}.100\% \) = 50%.
Chọn D.
Câu 10
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm về loại hiđrocacbon.
Cách giải:
Hiđrocacbon mà trong phân tử có hai liên kết đôi C=C được gọi là ankađien.
Chọn D.
Câu 11
Phương pháp:
Điều kiện một chất có đồng phân hình học:
- Hợp chất phải có chứa liên kết đôi
- Nhóm A ≠ B; E ≠ D.
Cách giải:
Chất CH3-CH=CH-CH3 thỏa mãn điều kiện có đồng phân hình học.
Chọn C.
Câu 12
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của ankan.
Cách giải:
Công thức phân tử ankan là CnH2n+2.
CnH2n+2 \(\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}\) n CO2 + (n+1) H2O.
⟹ < .
Chọn C.
Câu 13
Cách giải:
Số = (2.2 + 2 - 2)/2 = 2 ⟹ C2H2 chỉ có thể chứa 1 liên kết ba
⟹ C2H2 thuộc dãy đồng đẳng ankin.
Chọn D.
Câu 14
Phương pháp:
Lý thuyết về ankan.
Cách giải:
Công thức phân tử chung của ankan là: CnH2n+2 (n ≥ 1).
Chọn B.
Câu 15
Phương pháp:
Cách đọc tên thay thế anđehit:
Bước 1: Xác định mạch chính dài nhất (có chứa nhóm CHO và có nhiều nhánh nhất).
Bước 2: Đánh số thứ tự từ đầu CHO.
Bước 3: Sắp xếp và gọi tên nhánh theo thứ tự bảng chữ cái (đối với nhóm chức có nhiều nhóm thì thêm tiền tố chỉ số lượng phía trước: 2 - đi, 3 - tri, 4 - tetra, ….)
Bước 4: Tên thay thế anđehit = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên hiđrocacbon no tương ứng + al.
Cách giải:
Tên thay thế của CH3-CH=O là: etanal.
Chọn A.
Câu 16
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của CuSO4.
Cách giải:
CuSO4 khan có màu trắng còn CuSO4 ẩm có màu xanh.
⟹ Vai trò của CuSO4 khan trong thí nghiệm trên: Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
Chọn C.
Câu 17
1.
Phương pháp:
1. Cách đọc tên thay thế của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở:
Tên thay thế = Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic
Chú ý: Mạch chính là mạch C dài nhất có chứa nhóm COOH, được đánh số từ nhóm COOH.
2. Danh pháp của ancol:
*Tên thông thường: Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic
*Tên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol
+ Mạch chính được quy định là mạch C dài nhất có chứa nhóm OH
+ Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn
Cách giải:
a)
- Tên thường: axit butyric
- Tên thay thế: axit butanoic
b)
- Tên thường: ancol isopropylic
- Tên thay thế: propan-2-ol
2.
Phương pháp:
Xác định số π của hợp chất: \(\pi \text{ }\!\!~\!\!\text{ }=\frac{2C+2-H}{2}\)
⟹ CTCT của hợp chất C4H6.
Cách giải:
Số = (2.4 + 2 - 6)/2 = 2
Trường hợp 1: C4H6 có chứa 1 liên kết ba (ankin)
(1) CH≡C-CH2-CH3
(2) CH3-C≡C-CH3
Trường hợp 2: C4H6 có chứa 2 liên kết đôi (ankađien)
(3) CH2=CH-CH=CH2
(4) CH2=C=CH-CH3
Câu 18
1.
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của axetilen.
Cách giải:
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng.
PTHH: CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓ + 2NH4NO3
2.
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của phenol.
Cách giải:
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
PTHH:
3.
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của axit cacboxylic.
Cách giải:
Hiện tượng: Sủi bọt khí không màu.
PTHH: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 ↑
Câu 19
1.
Phương pháp:
Khi đốt cháy ancol no, mạch hở ta luôn có: nancol = -
Tính số nguyên tử C trung bình: Ctb = /nancol.
Suy ra CTPT của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp.
Cách giải:
Ta có: = 0,35 mol và = 0,25 mol
Khi đốt cháy ancol no, mạch hở ta luôn có: nancol = - = 0,35 - 0,25 = 0,1 mol.
⟹ Số Ctb = /nancol = 0,25/0,1 = 2,5
⟹ CTPT của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp là C2H6O và C3H8O.
2.
Phương pháp:
- Đặt ẩn là số mol mỗi ancol.
- Lập hệ phương trình về tổng số mol hỗn hợp và số mol CO2. Giải hệ tìm được số mol mỗi ancol.
- Tính phần trăm khối lượng của mỗi ancol dựa vào công thức:
\(\% {m_X} = \frac{{{m_X}}}{{{m_{hh}}}}.100\% \)
Cách giải:
Gọi nC2H6O = x và nC3H8O = y (mol).
+) nancol = x + y = 0,1 (1)
+) = 2x + 3y = 0,25 (2)
Giải hệ trên ta được: x = y = 0,05.
⟹ = 0,05 và = 0,05.
⟹ \(\% {m_{{C_2}{H_6}O}} = \frac{{0,05.46}}{{0,05.46 + 0,05.60}}.100\% {\rm{\;}} = 43,4\% \)
⟹ \(\% {m_{{C_3}{H_8}O}} = 100\% {\rm{\;}} - 43,4\% {\rm{\;}} = 56,6\% \)
Câu 20
Phương pháp:
Gọi Z là hỗn hợp khí bị AgNO3 hấp thụ.
Sơ đồ:
*Kết hợp các phương pháp: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn số mol π, … để xác định x; a; b; c.
Lưu ý:
+ Trong phản ứng cộng của hiđrocacbon: ngiảm = pư
+ Bảo toàn số mol liên kết π: n π (A) = pư + n π (Z) +
*Phản ứng của Z với AgNO3/NH3:
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 ↓ + 2NH4NO3
CH≡C-CH=CH2 + AgNO3 + NH3→ CAg≡C-CH=CH2 ↓ + NH4NO3
CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH2-CH3 ↓ + NH4NO3
Cách giải:
Gọi Z là hỗn hợp khí bị AgNO3 hấp thụ.
Sơ đồ:
Đặt = = x mol
Ta thấy: nB = nZ + nY = 0,6 + 0,6 = 1,2 mol
Ta có: mB = nB.MB = 1,2.2.245/12 = 49 gam = mA (theo BTKL)
⟹ mA = 26x + 52x + 1,1.2 = 49 ⟹ x = 0,6 mol
Trong phản ứng cộng của hiđrocacbon thì số mol giảm là số mol H2 phản ứng
⟹ pư = nA - nB = (0,6 + 0,6 + 1,1) - 1,2 = 1,1 mol
+) Bảo toàn số mol liên kết π: n π (A) = nH2 pư + n π (Z) + nBr2
⟹ 2 bđ + 3 bđ = pư + (2(Z) + 3(Z) + 2(Z)) +
⟹ 2.0,6 + 3.0,6 = 1,1 + 2a + 3b + 2c + 0,5 (1)
+) nhh Z = a + b + c = 0,6 (2)
+) BTKL cho toàn bộ quá trình: mA = mZ + mY
⟹ 49 = 26a + 52b + 54c + 0,6.(127/3) (3)
Giải hệ (1) (2) (3) được a = 0,3; b = 0,2; c = 0,1.
*Xét phản ứng của Z với AgNO3/NH3:
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 ↓ + 2NH4NO3
0,3 → 0,3 (mol)
CH≡C-CH=CH2 + AgNO3 + NH3→ CAg≡C-CH=CH2 ↓ + NH4NO3
0,2 → 0,2 (mol)
CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH2-CH3 ↓ + NH4NO3
0,1 → 0,1 (mol)
⟹ mkết tủa = 0,3.240 + 0,2.159 + 0,1.161 = 119,9 gam.
CHƯƠNG IV- TỪ TRƯỜNG
Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Unit 8: Celebrations - Lễ kỉ niệm
Unit 3: Sustainable health
Chủ đề 2. Khám phá bản thân
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11