Tải 15 đề thi học kì 2 - Hóa học 11

Đề thi học kì II Hóa 11 sở giáo dục tỉnh Bình Thuận

Đề bài

Câu 1 :  

Viết phương trình phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng, nếu có)

a, Propan (CH3CH2CH3) tác dụng với Cl2 (ánh sáng) theo tỉ lệ mol 1:1

b, Etilen (CH2 = CH2) tác dụng với dung dịch Brom (Br2)

c, Axetilen (CH≡CH) tác dụng với AgNO3/NH3

d, Oxi hóa metanol (CH3OH) bằng CuO dư

e, Đun nóng ancol etylic (CH3CH2OH) với H2SO4 đặc ở 1700C

f, Cho phenol tác dụng với dung dịch nước brom

g, Cho andehit fomic (HCHO) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3

Câu 2.

Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Glixerol (C3H5(OH)3); metanol (CH3OH); pentan (CH3CH2CH2CH2CH3); andehit axetic (CH3CHO). Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.

Câu 3

Cho 25,7 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic (C2H5OH) và phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với K thu được 3,92 lít khí H2 (đktc)

a, Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X

b, Tính thể tích dung dịch NaOH 0,15 M cần để trung hòa vừa hết 25,7 gam hỗn hợp X

Câu 4

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm (một ancol no, đa chức, mạch hở Y và một andehit no, đơn chức mạch hở Z) cần dùng vừa đủ 11,648 lít khí O2 (đktc) sau phản ứng thu được 9,408 lít khí CO2 (đktc) và 9,36 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 2,688 lít khí H2 thu được hỗn hợp ancol. Xác định công thức cấu tạo có thể có của Y,Z (biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

(Biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Ag =108)

Lời giải chi tiết

 

Câu 1:

Phương pháp giải:

Xem lại phần điều chế hidro cacbon và dẫn xuất hidro cacbon

Hướng dẫn giải

a, CH3CH2CH3 + Cl2 CH3CHClCH3 + HCl

b, CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

c, CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg + 2NH4NO3

d, CH3OH + CuO HCHO + Cu + H2O

e, CH3CH2OH CH2=CH2 + H2O

f,

g, HCHO + 4AgNO3 + 2NH3 → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2NH4NO3

Câu 2:

Phương pháp

Xem lại phần tính chất hóa học của dẫn xuất hidro cacbon có trong chương trình hóa học lớp 11

Hướng dẫn giải

B1: Hòa tan lần lượt các chất trên vào trong nước. Chất nào không tan và nổi lên trên mặt nước thì chất đó là pentan

B2: Cho các chất còn lại vào Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, sau đó đun nóng. Ta sẽ có bảng sau:

 C3H5(OH)3CH3OHCH3CHO
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thườngTạo phức xanh lamKhông hiện tượng 

Cu(OH)2/(OH-) ở nhiệt độ cao

 

  Xuất hiện kết tủa đỏ gạch (Cu2O)

Vậy sau 2 bước trên ta đã có thể nhận biết được cả 4 dung dịch mất nhãn đã cho.

PTHH:

2 C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3CHOONa + Cu2O + 2H2O

Câu 3:

Phương pháp giải:

a, gọi số mol của C2H5OH, C6H5OH lần lượt là a,b mol

Dựa vào dữ kiện đề bài lập hệ phương trình 2 ẩn => x, y

ð  % khối lượng mối chất có trong X

b, Dựa vào câu a, và phương trình phản ứng để suy ra nNaOH phản ứng => V NaOH

Hướng dẫn giải:

a, Ta có:

C2H5OH + K → C2H5OK +1/2 H2 (1)

C6H5OH + K → C6H5OK +1/2 H2 (2)

nH2 = 3,92 : 22,4 = 0,175 mol

Gọi nC2H5OH, nC6H5OH lần lượt là x, y mol

Từ (1) nH2 = ½ nC2H5OH = x/2 (mol)

Từ (2) nH2 = ½ nC6H5OH = y/2 (mol)

ð  x/2 + y/2 = 0,175 (I)

Mặt khác, tổng khối lượng của 2 chất trong X nặng 25,7 gam

ð  46x + 94y = 25,7 (II)

Từ (I) và (II) => x= 0,15; y= 0,2

%mC2H5OH = 0,15 * 46 : 25,2 * 100% = 27,38%

%mC6H5OH = 72,72%

b, Ta có:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

nNaOH = nC6H5OH = 0,2 (mol)

V NaOH = n : CM = 0,2 : 0,15 = 4/3 (lít)

Câu 4

Phương pháp giải:

X chứa ancol no, đa chức mạch hở và andehit no, đơn chức mạch hở

ð  Khi đốt X thì nancol = nH2O –nCO2

X tác dụng với H2 cần dùng 2,688 lít

ð  Số mol andehit no, đơn chức mạch hở.

Từ số mol khí CO2 và số mol andehit, ancol biện luận để => số nguyên tử C có trong mỗi Y và Z

Bảo toàn nguyên tố O để tìm ra số nguyên tử Oxi có trong ancol

ð  Y và Z

Hướng dẫn giải

nCO2 = 9,408 : 22,4 = 0,42 mol

nH2O = 9,36 : 18 = 0,52 mol

Xét khi đốt X

Y là ancol no, mạch hở=> Y có dạng CnH2n+2Ox khi đốt sẽ được nY = nH2O – nCO2

Z là andehit no, đơn chức, mạch hở => Z có dạng CmH2mO khi đốt sẽ được nH2O = nCO2

Vậy khi ta đốt X nY = nH2O –nCO2 = 0,52 – 0,42 = 0,1 (mol)

Mặt khác, khi hidro hóa X cần 2,688 lít H2

nH2 = 2,688 :22,4 = 0,12 (mol)

PTHH:

CmH2mO + H2→ CnH2n+2O

=> nCnH2nO = nH2 = 0,12 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có:

m * 0,1 + n * 0,12 = nCO2 = 0,42

=> m = 3, n =1 (vì m, n phải nguyên)

Z là HCHO

nO2 = 11,648 : 22,4 = 0,52 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Oxi ta lại có:

x*nO(Y) +nO(Z) +2 * nO2 = 2 * nCO2 + nH2O

=> x * 0,1 + 0,12 + 2 * 0,52 = 2 * 0,42 + 0,52

=> x = 2

CTPT Y là C3H5(OH)2

Mặt khác, Y tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam nên Y phải có 2 nhóm OH liền kề

=> CTCT của Y là: CH2(OH)-CH(OH)-CH3

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Bài giải cùng chuyên mục

Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình Khi sinh ra , bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được.Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy . Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khisinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được
Phong trào thơ mới ở Việt Nam I. SỰ RA ÐỜI CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI
Trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu Xuân Diệu (1916-1985) – một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng
Thanh Hải – Một nốt trầm xao xuyến Từ những năm 1960 đến 1965 hầu như những người yêu thơ ở miền Bắc ai cũng biết và thuộc lòng một số bài thơ “vượt tuyến” của nhà thơ Thanh Hải. Cùng với Giang , Thanh Hải là một hiện tượng thơ rất được chú ý lúc bấy giờ. Nếu Giang nổi tiếng với bài thơ Quê hương thì Thanh Hải được mọi người biết đến với bài Mồ anh hoa nơ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Hải vẫn một lòng kiên trung với cách mạng, chung thuỷ với thơ ca.
Dân gian ta có câu: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Câu nói trên có hoàn toàn phù hợp với mọi tình huống không? Viết bài văn ngắn nêu rõ ý kiến của em? Như vậy là sự né tránh không phải khi nào cũng là hành vi ứng xử phù hợp, cần cân nhắc, xem xét bản chất của vấn đề để quyết định né tránh hay không.
Xem thêm
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi