Đề thi
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl =35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137.
Câu 1. Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là gì
A. đimetyl amin. B. etyl amin. C. metanamin. D. metyl amin.
Câu 2. Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 3. Khi xà phòng hóa tripanmitin thu được sản phẩm là
A. C15H33COONa và glixerol. B. C15H31COONa và glixerol.
C. C17H35COONa và etanol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 4. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit ?
A. CH3–COO–CH2–CH=CH2. B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
C. CH2=CH–COO–CH2–CH3. D. CH3–COO–CH=CH–CH3.
Câu 5. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?
A. Dung dich Brom. B. Kim loại Na.
C. Dung dịch KOH (đun nóng). D. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng).
Câu 6. Đun nóng hợp chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH2-CH2-COOH. B. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)COOH.
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 7. Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
A. NaCl. B. NaOH. C. NH3. D. H2SO4.
Câu 8. Chất nào dưới đây là monosaccarit ?
A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 9. Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là
A. C6H5O2(OH)3]n. B. [C6H7O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)2]n. D. [C6H8O2(OH)3]n.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
(b) Glucozơ được sử dụng để thực hiện phản ứng tráng bạc trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích.
(c) Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình và tan nhiều trong nước lạnh.
(d) Đipeptit Gly- Ala (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
(đ) Dung dịch metylamin và dung dịch glyxin đều làm quỳ tím hóa xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 11. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo ?
A. (C2H3COO)3C3H5. B. (C6H5COO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 12. Công thức cấu tạo của metyl propionat là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOCH = CH2. C. HCOOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 13. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. HCOOH.
Câu 14. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
A. CH3NHCH3. B. C6H5NH2. C. CH3CH(CH3)NH2. D. H2N(CH2)6NH2.
Câu 15. Triolein có công thức là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 16. Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là
A. 4. B. 3. C. 8. D. 2.
Câu 17. Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là
A. (C12H22O11)n. B. (C6H10O5)n. C. (C12H24O12)n. D. (C6H12O6)n.
Câu 18. Nhận xét nào sau đây sai
A. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
B. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm.
C. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.
D. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.
Câu 19. Tên gọi của amino axit H2N-CH2-COOH là
A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Valin. D. Glyxin.
Câu 20. Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ là
A. fructozơ. B. ancol etylic.
C. Glucozơ và fructozơ. D. glucozơ.
Câu 21. Cho các nhận định sau: (a) Alanin làm quỳ tím hoá xanh; (b) Axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ; (c) Lysin làm quỳ tím hoá xanh; (d) Axit ε-aminocaporic là nguyên liệu để sản xuất nilon-6. Số nhận định đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 22. Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành kết tủa trắng ?
A. CH3COOC2H5. B. C6H5–NH2 (anilin). C. CH3–NH2. D. H2N–CH2–COOH.
Câu 23. Cho các chất sau đây: H2, AgNO3/NH3 dư, Cu(OH)2, NaOH và O2. Với điều kiện thích hợp, số chất phản ứng với glucozơ là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 24. Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là
A. Isoamyl axetat. B. Etyl fomiat. C. Metyl axetat. D. Amyl propionat.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Cho HNO3 đặc vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng.
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(d) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 26. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2 ?
A. HCl. B. NaOH. C. CH3OH. D. NaCl.
Câu 27. Tên gọi của CH3COOC6H5 là
A. phenyl axetat. B. etyl axetat. C. benzyl axetat. D. metyl axetat.
Câu 28. Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5;
Chất không thuộc loại este là
A. (2). B. (3). C. (1). D. (4).
Câu 29: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 50 B. 150 C. 200 D. 100
Câu 30: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2 gam. B. 9 gam. C. 36 gam. D. 18 gam.
Đáp án
Đáp án trắc nghiệm
1B | 2C | 3B | 4D | 5B | 6B | 7D | 8B | 9B | 10D |
11D | 12A | 13C | 14A | 15D | 16A | 17B | 18D | 19D | 20C |
21C | 22B | 23D | 24B | 25B | 26A | 27A | 28B | 29D | 30B |
Câu 1. Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là gì
A. đimetyl amin. B. etyl amin. C. metanamin. D. metyl amin.
Phương pháp giải
Dựa vào cách đọc tên của amin
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 2. Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của este no đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 3. Khi xà phòng hóa tripanmitin thu được sản phẩm là
A. C15H33COONa và glixerol. B. C15H31COONa và glixerol.
C. C17H35COONa và etanol. D. C17H35COONa và glixerol.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo tác dụng với NaOH
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 4. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit ?
A. CH3–COO–CH2–CH=CH2. B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
C. CH2=CH–COO–CH2–CH3. D. CH3–COO–CH=CH–CH3.
Phương pháp giải
Dựa vào đặc điểm liên kết và tính chất hóa học của este không no tác dụng với dung dịch NaOH
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 5. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?
A. Dung dich Brom. B. Kim loại Na.
C. Dung dịch KOH (đun nóng). D. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng).
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của triolein
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 6. Đun nóng hợp chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH2-CH2-COOH.
B. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)COOH.
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Phương pháp giải
Dựa vào phản ứng thủy phân của peptit trong dung dịch HCl và phản ứng của nhóm amin với HCl
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 7. Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
A. NaCl. B. NaOH. C. NH3. D. H2SO4.
Phương pháp giải
Etylamin có tính base nên tác dụng với axit
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 8. Chất nào dưới đây là monosaccarit ?
A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Phương pháp giải
Monosaccarit gồm: glucozo và fructozo
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 9. Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là
A. C6H5O2(OH)3]n. B. [C6H7O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)2]n. D. [C6H8O2(OH)3]n.
Phương pháp giải
Công thức xenlulozo: (C6H10O5)n
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
(b) Glucozơ được sử dụng để thực hiện phản ứng tráng bạc trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích.
(c) Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình và tan nhiều trong nước lạnh.
(d) Đipeptit Gly- Ala (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
(đ) Dung dịch metylamin và dung dịch glyxin đều làm quỳ tím hóa xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của peptit và amino axit
Lời giải chi tiết
(a) đúng vì saccarozo có nhiều nhóm –OH xếp liền kề
(b) đúng vì glucozo có chứa nhóm –CHO
(c) sai vì tinh bột không tan trong nước
(d) sai vì có 1 liên kết peptit
(đ) sai vì glyxin không làm đổi màu quỳ tím
Đáp án D
Câu 11. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo ?
A. (C2H3COO)3C3H5. B. (C6H5COO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Phương pháp
Chất béo là trieste của aixt béo với glixerol
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 12. Công thức cấu tạo của metyl propionat là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOCH = CH2. C. HCOOCH3. D. CH3COOC2H5.
Phương pháp giải
Dựa vào tên gọi để xác định công thức cấu tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 13. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. HCOOH.
Phương pháp giải
Dựa vào phản ứng lên men glucozo
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 14. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
A. CH3NHCH3. B. C6H5NH2. C. CH3CH(CH3)NH2. D. H2N(CH2)6NH2.
Phương pháp giải
Amin bậc 2 có dạng R-NH-R’
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 15. Triolein có công thức là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 16. Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là
A. 4. B. 3. C. 8. D. 2.
Phương pháp giải
Viết đồng phân amin bậc 1 của C4H11N
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 17. Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là
A. (C12H22O11)n. B. (C6H10O5)n. C. (C12H24O12)n. D. (C6H12O6)n.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 18. Nhận xét nào sau đây sai
A. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
B. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm.
C. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.
D. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất của carbonhidrat
Lời giải chi tiết
Đáp án D vì hồ tinh bột có phản ứng màu của iot
Câu 19. Tên gọi của amino axit H2N-CH2-COOH là
A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Valin. D. Glyxin.
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 20. Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ là
A. fructozơ. B. ancol etylic.
C. Glucozơ và fructozơ. D. glucozơ.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 21. Cho các nhận định sau: (a) Alanin làm quỳ tím hoá xanh; (b) Axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ; (c) Lysin làm quỳ tím hoá xanh; (d) Axit ε-aminocaporic là nguyên liệu để sản xuất nilon-6. Số nhận định đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của amino axit
Lời giải chi tiết
Đáp án C: (b), (c), (d)
Câu 22. Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành kết tủa trắng ?
A. CH3COOC2H5. B. C6H5–NH2 (anilin). C. CH3–NH2. D. H2N–CH2–COOH.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 23. Cho các chất sau đây: H2, AgNO3/NH3 dư, Cu(OH)2, NaOH và O2. Với điều kiện thích hợp, số chất phản ứng với glucozơ là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của glucozo
Lời giải chi tiết
H2, AgNO3/NH3 dư, Cu(OH)2, O2
Đáp án D
Câu 24. Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là
A. Isoamyl axetat. B. Etyl fomiat. C. Metyl axetat. D. Amyl propionat.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Cho HNO3 đặc vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng.
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(d) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất của các chất
Lời giải chi tiết
(a) sai vì đipeptit không phản ứng màu biure
(b) sai vì tạo ra dung dịch không màu
(c) sai vì phenylamoni clorua tan trong nước
(d) đúng
Đáp án B
Câu 26. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2 ?
A. HCl. B. NaOH. C. CH3OH. D. NaCl.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của nhóm chứa – NH2
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 27. Tên gọi của CH3COOC6H5 là
A. phenyl axetat. B. etyl axetat. C. benzyl axetat. D. metyl axetat.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 28. Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5;
Chất không thuộc loại este là
A. (2). B. (3). C. (1). D. (4).
Phương pháp giải
Este là chất chứa nhóm chức –COO-
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 29: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 50 B. 150 C. 200 D. 100
Phương pháp giải
Tính số mol của amino axit từ đó tính số mol của NaOH
Lời giải chi tiết
\[\begin{array}{l}{n_{\;{H_2}NC{H_2}COOH}} = \frac{{7,5}}{{75}} = 0,1mol\\{n_{NaOH}} = 0,1mol \to V = 0,1l = 100ml\end{array}\]
Đáp án D
Câu 30: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2 gam. B. 9 gam. C. 36 gam. D. 18 gam.
Phương pháp giải
1 mol glucozo sinh ra 2 mol Ag
Lời giải chi tiết
\(\begin{array}{l}{n_{Ag}} = \frac{{21,6}}{{216}} = 0,1mol \to {n_{glucozo}} = 0,05mol\\{m_{glucozo}} = 0,05.180 = 9g\end{array}\)
------ HẾT ------
Unit 1. Life Stories
Unit 16 : The Associantion Of Southeast Asian Nations - Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
Địa lí dân cư
Đề cương ôn tập học kì 1 - Vật lí 12