Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 15
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 16
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 17
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 21 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Nam Từ Liêm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Bình Chánh
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàng Mai
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Củ Chi
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đông Anh
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Đống Đa
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Thanh Xuân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Long Biên
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 10
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Thanh Trì
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hà Đông
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 tỉnh Bạc Liêu
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bình Tân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Tân Châu
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 7
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tân Bình
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đà Lạt
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Quốc Oai
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Thủ Dầu Một
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Duy Tiên
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 9
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Trảng Bàng
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Cầu Giấy
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD Đồng Nai
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Tây hồ
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD An Giang
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Tân Bình
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Bình Tân
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Thanh Xuân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đức Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
(2) Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn) “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.
a. Nhận biết (1 điểm)
Bài viết đã đề cập đến tính xấu nào? Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của tính xấu đó?
b. Nhận biết (1 điểm)
Xác định lời dẫn trong đoạn (1). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
c. Vận dụng (1 điểm)
Viết 1 đoạn văn (3-4 câu) cho biết thái độ ứng xử, hành động nên có của em trước tài năng hay thành công của người khác.
Câu 2: (3 điểm) Vận dụng cao
Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề: nói lời xin lỗi.
Câu 3: (4 điểm) Vận dụng cao
“Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” (Khuyết danh)
Em hãy kể lại một câu chuyện về sự sẻ chia yêu thương của chính mình hoặc mình chứng kiến. (Trong đó có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả và độc thoại nội tâm)
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN
Câu | Nội dung |
1 | a. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Đề cập đến vấn đề: Lòng đố kị - Tác hại: + Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút + Luôn sống trong cảm giác dằn vặt, đau đớn vì tâm lí thua kém người khác. + Làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. b. Phương pháp: căn cứ bài Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp Cách giải: - Lời dẫn: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. - Lời nói - Dẫn trực tiếp. c. Phương pháp: phân tích Cách giải: Thái độ cần cần có trước thành công của người khác: - Luôn vui vẻ, chúc mừng họ vì những thành công họ đã đạt được. - Nhìn vào thành công của họ để bản thân không ngừng phấn đấu, cố gắng. - Không nản lòng, chán nản khi mình chưa thành công. - Không đố kị, ghen ghét trước thành công của người khác. - …. |
2 | Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: Lời xin lỗi 2. Thân bài a. Giải thích - Xin lỗi: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. => Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. 2. Bàn luận: * Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi: - Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác - Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra - Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục * Ý nghĩa lời xin lỗi: - Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội - Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra - Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần - Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người - Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. * Bài học nhận thức và hành động - Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình - Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng - Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề |
3 | Phương pháp: kể, tả,… Cách giải: 1. Mở bài: Giới thiệu chung 2. Thân bài - Em chứng kiến câu chuyện đó ở đâu, vào thời điểm nào? - Người bị nạn khi ấy ra sao? Người giúp đỡ người bị nạn thế nào? - Cảm xúc của em khi chứng kiến sự giúp đỡ đó. - Em rút ra được bài học, ý nghĩa gì về sự chia sẻ yêu thương trong cuộc sống? 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề |
QUYỂN 1. CẮT MAY
Đề kiểm tra 15p kì 1 – Có đáp án và lời giải
CHƯƠNG 3: QUANG HỌC
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 9
Đề thi vào 10 môn Văn Điện Biên