Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 15
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 16
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 17
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 21 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Nam Từ Liêm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Bình Chánh
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàng Mai
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Củ Chi
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đông Anh
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Đống Đa
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Thanh Xuân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Long Biên
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 10
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Thanh Trì
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hà Đông
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 tỉnh Bạc Liêu
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bình Tân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Tân Châu
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 7
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tân Bình
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đà Lạt
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Quốc Oai
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Thủ Dầu Một
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Duy Tiên
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 9
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Trảng Bàng
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Cầu Giấy
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD Đồng Nai
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Tây hồ
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD An Giang
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Tân Bình
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Bình Tân
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Thanh Xuân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đức Hòa
Đề bài
PHẦN I (6,5 điểm)
Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân miêu tả tâm trạng ông Hai như sau:
Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày càng làm việc với anh em. Ô sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuần đả. Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhở làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 2019)
1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Làng.
2. Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào? Cho biết tác dụng của tình huống ấy.
3. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì?
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của em về tình yêu làng của ông Hai trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu phủ định).
PHẦN I (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho Đả sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vỏ trị bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn. [-] Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả.
(Đả và Nước)
1. Em hãy giải thích tại sao các danh từ chung “Đá”, “Nước” lại được tác giả viết hoa?
2. Theo em, Hạ Long đã cho ta bài học gì?
3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
*Phương pháp: Nhớ lại phần tìm hiểu chung của tác phẩm “Làng”.
*Cách giải:
Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Câu 2:
*Phương pháp: Nhớ lại phần tìm hiểu chung của tác phẩm “Làng”.
*Cách giải:
- Tình huống: Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc, từ đó ông đã thất vọng, đau khổ và dằn vặt giữa tình yêu làng và yêu nước.
- Tác dụng: Tình huống có tác dụng làm nổi bật tình yêu nước, yêu làng quê của nhân vật ông Hai.
Câu 3:
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
- Từ “lại” trong đoạn trích được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh câu nói, cho thấy tình yêu làng quê tha thiết của nhân vật ông Hai. Tình yêu ấy không ở yên mà cứ thôi thúc trong lòng ông.
Câu 4:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.
+ Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp: câu chủ đề nằm cuối đoạn.
+ Sử dụng câu phủ định và lời dẫn trực tiếp.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: tình yêu làng của ông Hai.
- Gợi ý cụ thể:
1. Mở đoạn: giới thiệu chung về nhân vật ông Hai là người dân tản cư, có tình yêu làng sâu đậm.
2. Thân đoạn:
a. Sơ lược hoàn cảnh: gia đình ông theo lệnh kháng chiến nên đi tản cư. Ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.
b. Phân tích nhân vật:
- Trước khi nghe tin làng theo giặc:
+ Ông nhớ làng quê, luôn đi khoe làng
+ Ông yêu nước, yêu cách mạng, luôn nghe ngóng tình hình chiến đấu của quân ta.
- Khi nghe tin làng theo giặc:
+ Ông đau khổ, không tin, xấu hổ, sợ hãi.
+ Ông mâu thuẫn giữa chọn làng hay chọn nước, cuối cùng ông chọn yêu nước và không về làng.
+ Khi bị đuổi, ông bị dồn vào đường cùng, dẫn đến khổ tâm cùng cực.
- Khi tin làng theo giặc được cải chính.
+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con
+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.
⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.
3. Kết đoạn: tổng kết.
Phần II.
Câu 1:
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
- Các danh từ chung “Đá”, “Nước” lại được tác giả viết hoa nhằm thể hiện tầm quan trọng của các sự vật tự nhiên và sự trân trọng của tác giả đối với các yếu tố tự nhiên này.
Câu 2:
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
- Hạ Long cho ta bài học về sự trân trọng và biết ơn tất cả mọi thứ trong cuộc sống này, bởi vì theo tác giả, tất cả mọi thứ đều có hơi thở, có linh hồn: “Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả.”
Câu 3:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người.
- Hướng dẫn cụ thể:
*Giới thiệu vấn đề: thiên nhiên có vai trò quan trọng trong cuộc sống, vì vậy bảo vệ thiên nhiên là điều cần thiết để duy trì sự sống con người.
*Giải thích vấn đề
- Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
=> Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
*Chứng minh:
- Lợi ích của môi trường thiên nhiên:
+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.
+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.
+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.
+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...
- Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:
+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.
+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.
+ Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.
+ Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.
*Biện pháp:
- Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.
- Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.
- Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường.
*Liên hệ bản thân: mỗi người cần rèn luyện bản thân để làm những điều có ích trong bảo vệ môi trường.
*Tổng kết
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Giang
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Dương
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1 - Sinh 9
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Bài 27