Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 15
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 16
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 17
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề số 21 - Đề kiểm tra học kì 1
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Nam Từ Liêm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Bình Chánh
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàng Mai
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Củ Chi
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đông Anh
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Đống Đa
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Thanh Xuân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Long Biên
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 10
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Thanh Trì
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hà Đông
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 tỉnh Bạc Liêu
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bình Tân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Tân Châu
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 7
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tân Bình
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đà Lạt
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Quốc Oai
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Thủ Dầu Một
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Duy Tiên
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận 9
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Trảng Bàng
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Cầu Giấy
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD Đồng Nai
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Tây hồ
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD An Giang
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Tân Bình
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Bình Tân
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Thanh Xuân
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đức Hòa
Đề bài
Phần I (5.5 điểm):
Trong bài “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt có viết:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Câu 1. Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Cho biết bài thơ ra đời
trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Trong khổ thơ em chép từ “trăm” được lặp lại nhiều lần còn ở khổ đầu cũng như trong bài, tác giả chỉ dùng từ “một” (một bếp lửa, một ngọn lửa, có thể đổi chỗ các từ đó cho nhau được không? Cách dùng từ của tác giả trong bài (“một", "trăm”) có ý nghĩa thế nào?
Câu 3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng câu ghép và câu bị động (gạch dưới câu ghép và câu bị động) để làm rõ cảm nhận, suy nghĩ của em về tình cảm người cháu dành cho bà thể hiện trong bài thơ.
Phần II (4.5 điểm):
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, chảu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra linh đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa, Không có cháu ở đấy. Các chú lại cứ một chú lên tận đấy, Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng 4, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác a. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.(...)
(Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Đó là lời của ai nói với ai?
Câu 2. Xét theo cấu tạo, câu văn “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?
Câu 3. Tại sao trong đoạn văn, nhân vật cháu khẳng định “Chưa hòa đâu bác ạ.” và từ hôm đó anh lại “sống thật hạnh phúc”?
Câu 4. Từ quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trong đoạn văn, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc.
Lời giải chi tiết
PHẦN I
Câu 1
*Phương pháp: Nhớ lại khổ cuối bài thơ “bếp lửa”
*Cách giải:
- Chép thơ:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
+ Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Câu 2
*Phương pháp: Đọc kĩ, chú ý ngụ ý của tác giả và đưa ra nhận xét
*Cách giải:
- Không thể đổi vị trí từ “một” và từ “trăm” cho nhau.
- Cách dùng đó có ý nghĩa:
+ Từ “một” dùng chỉ bếp lửa, khẳng định sự ân nghĩa, thủy chung của người cháu đối với bếp lửa, với gia đình, với quê hương. Tất cả những điều thân yêu ấy chỉ có một và không gì thay thế được.
+ Từ “trăm” để chỉ những điều mới mẻ ở cuộc sống ngoài kia khi tác giả được tiếp xúc, anh tiếp xúc với trăm ngàn điều mới mẻ và thú vị nhưng tất cả đều không bằng “một” bếp lửa ở quê hương.
=> Cách dùng từ nhằm khẳng định tình yêu của tác giả dành cho quê hương, gia đình mình.
Câu 3
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: tình cảm người cháu dành cho bà.
+ Viết theo lối quy nạp: câu chủ đề đặt ở cuối đoạn.
+ Sử dụng câu ghép: câu có hai cụm C – V trở lên.
+ Sử dụng câu bị động: là câu có chủ ngữ được hoạt động khác hướng vào (thường đi kèm với các từ “bị”, “được”).
- Hướng dẫn cụ thể:
*Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
* Giới thiệu sơ lược về tình cảm yêu thương của người cháu dành cho bà.
*Phân tích, bàn luận vấn đề
– Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà.
– Những suy ngẫm về người bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ / Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm… Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
– Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kì diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở.
=> Tình cảm của người cháu dành cho bà là sự biết ơn, yêu kính đối với người đã dành cả cuộc đời, chịu hi sinh, vất vả vì cháu, vì con.
*Tổng kết
PHẦN II
Câu 1
*Phương pháp: Căn cứ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”
*Cách giải:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Lặng lẽ Sa Pa. Của tác giả Nguyễn Thành Long.
- Đoạn văn trên là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.
Câu 2
*Phương pháp: Đọc kĩ, chú ý ngụ ý của tác giả và đưa ra nhận xét
*Cách giải:
- Xét theo cấu tạo, câu văn “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế” thuộc kiểu câu rút gọn. Vì câu này đã lược bớt đi thành phần chủ ngữ.
Câu 3
*Phương pháp: Đọc kĩ, chú ý ngụ ý của người nói và đưa ra nhận xét
*Cách giải:
- Nhân vật cháu khẳng định “Chưa hòa đâu bác ạ.” Vì đối với anh thanh niên, anh vẫn còn non trẻ và cần làm được nhiều điều hơn nữa, anh chưa thể so sánh với những bậc tiền bối đi trước được.
- Từ hôm đó anh lại “sống thật hạnh phúc” vì anh đã làm được điều có ích cho đất nước, đã làm tốt nhiệm vụ được giao, đó chính là lẽ sống của anh.
Câu 4
*Phương pháp: giải thích, phân tích, bình luận, tổng hợp
*Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
+ Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về hạnh phúc.
+ Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để nghị luận về đoạn văn.
- Hướng dẫn cụ thể:
*Giải thích: hạnh phúc là một hiện tượng tâm lý vẫn diễn ra hằng ngày trong bộ não, trong tâm hồn của mỗi con người. Khi bản thân mỗi chúng ta được thỏa mãn một yêu cầu nào đó, bộ não sẽ lập tức phát ra tín hiệu bộc lộ cảm xúc vui vẻ, hài lòng, sự hưng phấn, lạc quan và yêu đời. => Hạnh phúc là quan niệm và trạng thái riêng tùy từng người cảm nhận.
* Biểu hiện: hạnh phúc có trong mâm cơm đầm ấm của mỗi gia đình, hạnh phúc có trong thành tích của cậu học trò sau những giờ ôn thi căng thẳng, hạnh phúc có trong sự đồng cảm đối với những hoàn cảnh khó khăn…
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Không nên có quá nhiều kỳ vọng vào một loại hạnh phúc lớn lao nào đó mà hãy tập trung vào việc nhận biết hạnh phúc từ những ngóc ngách của cuộc sống.
- Ngừng việc mơ mộng về một hạnh phúc hạnh phúc nhìn có vẻ rất đẹp và hào nhoáng, bởi chuyện gì cũng có cái giá của nó cả, bạn phải đánh đổi.
+ Muốn giàu có, sang trọng: Thì phải lao động cật lực.
+ Muốn có cuộc sống ao vườn, điền viên: Thì phải biết làm việc nhà nông, quanh quẩn bên lợn gà và hàng tỉ nỗi lo khác.
=> Hãy biết hài lòng với những gì mà bản thân đang có, hãy cảm thấy vui vẻ vì ít ra mình cũng được sống và hít thở bầu không khí một cách thoải mái.
*Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể.
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 9
Unit 6: Viet Nam: then and now
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Tĩnh
Bài 28. Vùng Tây Nguyên