Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
(1) Cảm ơn hay xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
(2) Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
(3) Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Câu 1: (0.5 điểm) Anh/chị hãy cho biết lời “cảm ơn”, “xin lỗi” được sử dụng trong những trường hợp nào?
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả bài viết “. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời “cảm ơn” “xin lỗi” còn có tác dụng nào khác?
Câu 3: (1.0 điểm) Ở đoạn văn (3), tác giả bài viết chỉ ra những nguyên nhân nào làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”?
Câu 4: (1.0 điểm) Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung bài Đọc hiểu, anh/chị hãy viết mộ đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, nói về ý nghĩa lời xin lỗi trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, Tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam)
Lời giải chi tiết
Phần I
Câu 1:
Anh/chị hãy cho biết lời “cảm ơn”, “xin lỗi” được sử dụng trong những trường hợp nào? |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng trong trường hợp:
- Khi nhận được sự giúp đỡ của ai đó.
- Khi hành động của mình gây ra phiền toái cho ai đó.
- Khi mắc lỗi với ai đó.
Câu 2:
Theo tác giả bài viết “. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời “cảm ơn” “xin lỗi” còn có tác dụng nào khác? |
Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu
Cách giải:
Theo tác giả bài viết, “Trong ứng xử giữ cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn, xin lỗi còn có tác dụng:
- Đem đến niềm vui tới người nhận.
- Giải tỏa khúc múc, gỡ rối các quan hệ.
- Con người sống vị tha hơn.
Câu 3:
Ở đoạn văn (3), tác giả bài viết chỉ ra những nguyên nhân nào làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”? |
Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu
Cách giải:
Nguyên nhân làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”:
- Sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử.
- Lối sống công nghiệp làm con người thay đổi.
- Bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi.
- Người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.
Câu 4:
Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao? |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
HS nêu quan điểm cá nhân của mình và lí giải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Gợi ý: Đồng tình. Vì:
- Nói cảm ơn hay xin lỗi cho thấy bạn là người có văn hóa, khi làm sai biết chân thành xin lỗi để sửa đổi, khi nhận được sự giúp đỡ biết nói lời cảm ơn để tỏ lòng biết ơn, kính trọng.
- Nói cảm ơn hay xin lỗi thể hiện việc bạn quan tâm đến cảm xúc của người đối diện.
- Người biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý của mọi người.
Phần II
Câu 1
Từ nội dung bài Đọc hiểu, anh/chị hãy viết mộ đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, nói về ý nghĩa lời xin lỗi trong cuộc sống. |
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa lời xin lỗi
2. Giải thích
- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
3. Bàn luận
- Ý nghĩa lời xin lỗi:
+ Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội.
+ Lời xin lỗi chân thành sẽ giúp cải thiện mối quan hệ, hàn gắn được những tổn thương.
+ Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.
+ Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
+…
- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình.
4. Liên hệ bản thân và tổng kết.
Câu 2
Phân tích đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, Tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.
- Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.
- Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Tác phẩm:
- Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.
2. Phân tích
* Khổ 1: Tác giả đã lí giải nguyên nhân khiến những chiếc xe không kính và nêu bật tư thế của những người lính trên chiếc xe ấy.
- Hai câu thơ đầu đã nêu lên nguyên nhân những chiếc xe trở nên mất kính.
+ Câu thơ đầu tiên dài như một như một lời phân trần để dẫn vào câu thơ thứ hai với điệp từ “không”, điệp từ “bom”, kết hợp với động từ mạnh “giật”, “rung”. Qua đó, tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá. Như vậy, qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh.
- Hai câu thơ sau, tác giả đã tạo ấn tượng mạnh khi nêu bật tư thế hiên ngang, chủ động, tự tin của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không kính đó
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
+ Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu, kết hợp với đại từ nhân xưng đầy tự hào “ta” đã làm nổi bật tư thế ấy.
+ Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn, điệp từ “nhìn” lặp lại ba lần. Đặc biệt cái nhìn thẳng, đó là cái nhìn bất khuất, trang nghiêm đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh.
=>Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng, vững chãi.
* Khổ 2 diễn tả cảm giác cụ thể của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không còn kính chắn gió:
- Điệp từ “nhìn thấy” kết hợp với những hình ảnh như: “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”, “đột ngột cánh chim” đã thể hiện tốc độ nhanh của chiếc xe và sự tập trung cao độ của người lính.
- Không có kính cũng khiến người lính phải trực tiếp tiếp xúc với muôn vàn khó khăn, bất cứ vật cản nào cũng có thể “sa”, “ùa” vào buồng lái. Tuy nhiên, với giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, người lính dường như bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Không những vậy, vì không có kính nên người chiến sĩ đã có cơ hội gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của cảnh vật qua ô cửa kính vỡ.
=> Phải có một tinh thần lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy mới có thể biến cái hiện thực đầy khó khăn thành những phút thi vị đẹp đến như vậy.
3. Tổng kết
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Bình
Đề thi vào 10 môn Toán Cần Thơ
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 9