Đề bài
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:
"... Không thể phẫn nộ hơn khi xem video clip ghi lại vụ tai nạn giao thông xảy ra vào rạng sáng ngày 25/6 tại giao lộ Tân Hương - Võ Công Tồn, P. Tân Quý, Q. Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh). Người gặp nạn nằm bất động trên vỉa hè nhưng hàng chục người đi qua, thậm chỉ dừng lại mà không ai giúp đỡ, cô gái trẻ đã tử vong sau đó. QuÁ bức xúc về sự vô cảm của những người có mặt, càng phẫn nộ hơn về sự lạnh lùng đáng sợ của anh tài xế đã bỏ mặc nạn nhân trong khi anh ta lại là người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thương tâm này: Tình người sao lại có thể rẻ rúng đến thế? Những biểu hiện về sự vô cảm trong xã hội ngày nay rất đáng phải suy nghĩ. Chúng ta chứng kiến không ít cảnh mọi người xúm lại mỗi khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông trên đường. Hàng chục người vây quanh vụ tai nạn mà chi đứng chỉ trỏ, bàn tán, thậm chí là quay video lại mà không hề gọi xe cứu thương, cơ quan chức năng hay sơ cứu nạn nhân. Phải chăng, với tâm lý từ vô can dẫn đến vó cảm mà người ta mặc kệ người gặp nạn, thậm chí sợ trách nhiệm, ngại bị liên lụy, bị vạ lây nên mọi người đã bỏ mặc sự cầu cứu giúp đỡ, bỏ qua sinh mạng của con người (?!)
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lông vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người, nhưng cũng có không ít những con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay... lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống quanh ta.... Thật là đáng sợ!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hóa đạo đức trong xã hội..., nhưng tóm lại, cái gốc chính là cách sống hay tính cộng đồng ngày nay đang có vấn đề. Sự thờ ơ, hời hợt, nhạt nhẽo trong quan hệ giữa người với người ngày càng rõ nét hơn. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hội của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.
(Trích Vô cảm: Thật đáng sợ, Khắc Trường, dẫn theo dangcongsan, vn, ngày 26/8/2019)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (1.0 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra và gọi tên phép tu từ chủ yếu được dùng trong phần in đậm của đoạn văn sau:
“Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lòng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cá tính mạng để cứu người..., nhưng cũng có không ít Những con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỹ trước nỗi đau, trước hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay... lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống quanh ta. Thật là đáng sợ!",
Câu 3. (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. (0,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào là hành vi vô cảm?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thì) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về hành vi của một số người được nói đến trong đoạn trích: “thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ảnh nhìn lạnh lừng, vô cảm, thậm chí cả kẻ lợi dụng cơ hội để hội của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.
Câu 2. (5.0 điểm) (VDC) Phân tích đoạn thơ sau
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sượng hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương - dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2013, trang 58)
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2.
Chỉ ra và gọi tên phép tu từ chủ yếu được dùng trong phần in đậm của đoạn văn sau: “Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lòng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cá tính mạng để cứu người..., nhưng cũng có không ít Những con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỹ trước nỗi đau, trước hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay... lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống quanh ta. Thật là đáng sợ!" |
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu văn trên:
- Liệt kê (lạnh lùng, vô cảm, ích kỉ)
- Điệp từ (trước)
Câu 3.
Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích. |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Đoạn trích nói đến sự vô cảm trong xã hội ngày này - một tình trạng rất đáng báo động.
Câu 4.
Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào là hành vi vô cảm? |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh có thể lý giải theo cách hiểu của mình.
Gợi ý:
Vô cảm là sự thờ ơ, không quan tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Phần II.
Câu 1.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thì) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hành vi của một số người được nói đến trong đoạn trích: “thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ảnh nhìn lạnh lừng, vô cảm, thậm chí cả kẻ lợi dụng cơ hội để hội của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở đoạn
- Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài
II. Thân đoạn
1. Biểu hiện
+ Thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm: những con người không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh vô cảm là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình.
+ Thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn: Hành vi xấu xa, vô cảm trước nỗi đau của người khác, hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh xấu.
2. Phân tích nguyên nhân
+ Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh
+ Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người
3. Nêu giải pháp và Bài học cho bản thân:
- Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh
- Nhận thức việc làm của những kẻ hôi của là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên.
- Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác.
- Bài học cho cộng đồng: cộng đồng cần lên án mạnh mẽ hành động hôi của ở người Việt, tăng cường tuyên truyền, nêu gương những hành động đúng đắn, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh. Xử lý nghiêm khắc những người vi phạm.
III. Kết đoạn
- Đánh giá lại vấn đề.
Câu 2:
Phân tích đoạn thơ sau Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sượng hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương - dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2013, trang 58) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.
+“Viếng lăng Bác”- bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.
- Khái quát đoạn thơ: hai khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, nói về cảm xúc của của tác giả khi đến thăm lăng.
2. Thân bài
a. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ.
- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi.
- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng.
- Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc.
⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con” …
b. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2)
- Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác. Hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa ca ngợi sự vĩnh hằng, trường tồn của Bác trong trái tim của triệu người dân Việt.
- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.
- “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác.
⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.
3. Kết bài
- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên đoạn thơ:
+ Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.
+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9
Câu hỏi tự luyện Tiếng Anh lớp 9 cũ
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 9