Hê-ra-clet đi tìm táo vàng (trích thần thoại Hy Lạp)
Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
Thực hành đọc hiểu: Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Thực hành đọc hiểu: Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
Thực hành tiếng Việt trang 32
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội
Tự đánh giá: Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Mắc mưu Thị Hến (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thực hành đọc hiểu: Thị Mầu lên chùa (trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Thực hành tiếng Việt trang 80
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
Tự đánh giá: Xử kiện (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam
Lễ hội Đền Hùng
Thực hành đọc hiểu: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
Thực hành tiếng Việt trang 104
Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
Viết bài luận về bản thân
Nói và nghe: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Hê- ra- clét đi tìm táo vàng
Nội dung chính
Văn bản kể lại hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo lệnh của nhà vua Ơ-ri-xtê.
Tóm tắt
Văn bản kể lại hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo lệnh của nhà vua Ơ-ri-xtê. Cây táo vàng vốn của nữ thần đất Gai-a vĩ đại, được canh giữ bởi con rồng trăm đầu La-đông và ba chị em tiên nữ Nanh-phơ. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách như phải giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân đến Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiển tế, chàng tiếp tục chiến đầu để lên đường. Cuối cùng, chàng cũng tới được vùng núi Cô-ca-dơ. Tại đây, chàng đã cứu được thần Prô-mê-tê đang bị thần Dớt trừng phạt. Để trả ơn Hê-ra-clét, thần Prô-mê-tê đã nói cho Hê-ra-clét biết, muốn lấy được táo vàng, phải nhờ thần Át-lát. Vậy là Hê-ra-clét đi tìm thần Át-lát. Thần Át-lát lúc này đang phải khom lưng đỡ bầu trời. Theo lời đề nghị của thần Át-lát, Hê-ra-clét ghé vai gánh giúp bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy giúp táo vàng. Lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa Hê-ra-clét gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clét nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.
Chuẩn bị
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tóm tắt được nội dung bao quát của văn bản (Câu chuyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Có chi tiết thần kì nào?).
Phương pháp giải:
- Đọc hiểu văn bản
- Tìm ý chính, tóm tắt nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản kể lại sự việc Hê-ra-clét đi tìm táo vàng cho nhà vua Ơ–ri–xtê, một ông vua ốm yếu và hèn nhát. Đoạn trích kể về chiến công cuối cùng trong một chuỗi chiến công thần kì của Hê-ra-clét.
- Các chi tiết thần kì trong bài có thể kể đến như việc Hê-ra-clét chống trời, Hê-ra-clét đánh chết Ăng -tê, chi tiết miêu tả khu vườn trồng cây táo,...
- Tóm tắt bao quát nội dung văn bản:
Đoạn trích kể về hành trình Hê-ra-clét đi tìm táo vàng, chàng đã trải qua muôn vàn khó khăn hưng chưa một lần bỏ cuộc, mỗi lần đối mặt với một khó khăn nào đó chàng sẽ đều dùng khả năng của mình để giải quyết triệt để, tạo dựng chiến công và huyền thoại của chính mình. Câu truyện không chỉ miêu tả rõ ràng các chi tiết mà còn làm nổi bật tính cách của Hê-ra-clét và các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích.
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhân vật chính là ai? Có điểm gì nổi bật?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tìm ra nhân vật chính.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật chính trong văn bản là: Hê-ra-clét
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật:
+ Là con riêng của thần Dớt
+ Trong thần thoại Hy Lạp, He-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác.
+ Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh".
Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Câu chuyện gửi gắm thông điệp gi?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Rút ra đánh giá khách quan của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gửi gắm thông điệp về sự dũng cảm, sức mạnh phi thường và tinh thần quyết tâm của con người. Đặc biệt nhân vật đại diện ở đây là Hê-ra-clét, chàng là một người phàm, nhưng lại có sức mạnh sánh ngang thần linh. Qua hình ảnh biểu tượng đó ta cũng có thể thấy được tư duy và suy nghĩ phát triển của người Hi Lạp cổ - sức mạnh của con người là vô hạn, chỉ cần đủ quyết tâm và dũng cảm thì bất kì việc gì cũng đều có thể thực hiện được.
Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.
Phương pháp giải:
- Xem lại nội dung và ý nghĩa văn bản.
- Kết nối với kinh nghiệm cá nhân về sự dũng cảm, ý chí, sự kiên cường và tinh thần hiệp nghĩa,...
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc sống, không phân biệt lứa tuổi, mỗi ngày mỗi người chúng ta để phải đưa ra những quyết định cho riêng mình. Đó có thể là quyết định về một việc đơn giản hoặc là những quyết định có thể thay đổi cả cuộc đời, nhưng dù là về bất kì chuyện nào đi chăng nữa, chúng ta đều cần tới sự dũng cảm khi đưa ra quyết định. Sự dũng cảm không nhất thiết phải là trở thành anh hùng, đôi khi dũng cảm chỉ đơn giản là việc bạn dám làm một chuyện gì đó mà trước đây không dám. Bạn đặt ra mục tiêu và không ngừng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó, đây chính là dũng cảm, ý chí và kiên cường. Qua câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng chúng ta thấy được ở chàng sự kiên cường của một anh hùng với năng lực vô hạn đáng nể, tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn phải trở thành anh hùng mới có được sự kiên cường và ý chí sắt đá.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Chú ý chi tiết
- Liệt kê chi tiết để phân tích và rút ra kết luận
Lời giải chi tiết:
Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)
- Khu vườn trồng táo là của thần Hê – ra là một khu vườn rất thâm nghiêm, và gần nơi thần Át–lát đang đội trời.
- Có rồng trăm đầu, không bao giờ ngủ La – đông canh giữ.
- Được 3 chị em tiên nữ Chiều Hôm Ê-xpê-rít trông coi
- Khu vườn không rõ địa điểm ở đâu
Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc hiểu văn bản.
- Tìm chi tiết miêu tả cảnh giao đấu, phân tích và chọn lọc chi tiết đắt giá
Lời giải chi tiết:
Cuộc chiến giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt, logic và hấp dẫn, cuộc chiến tưởng như đã phân rõ thắng bại ngay từ đầu nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, Ăng-tê sống lại đến ba lần, để có thể làm rõ được chân tướng Hê-ra-clét đã phải suy luận và tìm ra cách giải quyết, cuối cùng bằng sự thông minh và tư duy sắc bén của mình Hê-ra-clét đã giết chết được Ăng-tê. Cuộc chiến này không chỉ làm nổi bật sức mạnh của Hê-ra-clét mà hơn thế nữa còn bộc lộ được trí thông minh và tài năng suy luận của chàng.
Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý hình ảnh mang tính biểu tượng: "Prô-mê-tê bị xiềng"
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản.
- Liên tưởng hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng với nguyên nhân của tình huống.
- Lí giải và tìm ra ý nghĩa biểu tượng thông qua chi tiết.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, một sự hiên ngang, một niềm tin, một ý chí chiến đấu không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xích bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu nhiều cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục trước sức mạnh đầy đe dọa đó.
Câu 4 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thắn Át-lát.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Trả lời các câu hỏi gợi mở: Hê-ra-clét có khỏe không? Bầu trời có nặng không? Phải có sức khỏe lớn tới mức nào mới có thể đỡ được bầu trời? Ai là người giúp đỡ cho Hê-ra-clét?
Lời giải chi tiết:
Ngay khi ghé vai vào chống đỡ bầu trời Hê-ra-clét đã cảm nhận được một sức nặng chưa từng có. Đối với một con người khỏe mạnh như chàng mà còn đổ mồ hôi, loạng choạng đã đủ cho thấy sức nặng của bầu trời khủng khiếp ra sao. Việc này cũng đồng nghĩa cho thấy sức khỏe và sức bền của Át-lát là vô cùng đáng nể. Cũng qua chi tiết này, chúng ta thấy được tình yêu thương chân thành mà A-tê-na dành cho người con trai yêu quý của thần Dớt.
Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Tìm ra chi tiết nói về cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát. Đưa ra nhận xét khách quan.
Lời giải chi tiết:
Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát không đơn thuần là cuộc đấu trí mà nó còn làm nổi bật lên sự nhanh nhẹn trong tư duy của Hê-ra-clét và gián tiếp nói ra mong muốn thầm kín của Át-lát.
Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tại sao trong môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Tìm hiểu xuất thân và hình ảnh tượng trưng cho thần Át-lát
- Liên hệ với cuộc sống hiện nay.
Lời giải chi tiết:
Át-lát là con của dòng dõi Ti-tăng, một dòng dõi Ti-tăng con của U-ra-nốt và người mẹ đất Gai-a. Trong thần thoại Hi Lạp nhắc đến là nhắc đến một vị thần dùng sức bản thân chống đỡ cả bầu trời, Thời cổ đại người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Vì lẽ đó cho nên sau này nhiều nước trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in sách bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả những cuốn sách khoa học địa lý.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm bốn phần, mỗi phần kể về sự kiện gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách nào nữa?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Tóm tắt từng đoạn
- Đọc hiểu nội dung
Lời giải chi tiết:
- Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần kế lại các sự việc:
Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.
Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.
Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.
Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.
Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiển tế.
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Em hiểu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Hiểu định nghĩa về chi tiết hoang đường
- Liên hệ thời gian không gian trong truyện với xã hội, hoàn cảnh sống của con người thời bấy giờ
Lời giải chi tiết:
- Những nhân vật hoang đường:
+ Thần đất
+ Rồng trăm đầu
+ Thần chiến tranh
+ Thần biển
+ Gã khổng lồ Ăng-tê
+ Thần Prô-mê-tê
+ Thần Át-lát
- Những chi tiết hoang đường:
+ Gã khống lõ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh
+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được
+ Thần Át-lát có thế đỡ cả bầu trời
+ Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được bầu trời như thần Át-lát
- Ý nghĩa của các chi tiết hoang đưng, tưởng tượng:
Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn; tăng thêm sức mạnh của nhân vật đồng thời tăng tính thử thách cho người anh hùng, từ đó góp phần tô đậm thêm chiến công vẻ vang của người anh hùng Hê-ra-clét.
Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để nắm bắt nội dung của tác phẩm
- Chú ý đến những lời nói, hành động, hoàn cảnh để hiểu về nhân vật
Lời giải chi tiết:
Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
- Năng lực phi thường thể hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.
- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.
- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện rõ nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.
- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiến đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.
Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung văn bản
- Liên tưởng cuộc sống, hoàn cảnh sống của người cổ đại để suy luận về tư tưởng của họ.
Lời giải cụ thể:
- Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa, tất cả đều được lí giải bằng những tư duy hồn nhiên và ngây thơ.
- Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi diễn biến thần kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bên cạnh đó còn có những yếu tố kì ảo đậm nét. Và tất cả chúng đều khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tự của sự dũng cảm, kiên trì, quyết tâm, thông minh và trái tim nhân hậu.
Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Phân tích những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm thông qua đặc trưng và ý nghĩa
- Đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên cảm nhận khách quan.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí với thần Át-lát khiển em vô cùng ấn tượng. Sự nhanh trí của Hê-ra-clét đã tạo ra một bước ngoặt trong diễn biến, khiến người đọc ai cũng phải bất ngờ. Một anh hùng có trái tim nhân hậu nhưng vô cùng thông minh và thẳng thắn.
Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của các điển tích: Ăng - tê và Đất Mẹ; Prô - mê - tê bị xiềng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích
- Giải thích ý nghĩa điển tích
Lời giải chi tiết:
- Ăng-tê và Đất Mẹ: biểu tượng cho tình cảm mẹ con thiêng liêng, cao quý, ca ngợi tình mẫu tử
- Thần Prô-mê-tê là một biểu tượng văn hóa của loài người. Hình ảnh thần Prô-mê-tê bị xiềng cho thấy gánh nặng, rào cản phát triển của văn minh nhân loại.
MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
Prô - mê - tê và loài người
Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858)
Chương 1. Sử dụng bản đồ
C
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10