Hê-ra-clet đi tìm táo vàng (trích thần thoại Hy Lạp)
Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
Thực hành đọc hiểu: Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Thực hành đọc hiểu: Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
Thực hành tiếng Việt trang 32
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội
Tự đánh giá: Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Mắc mưu Thị Hến (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thực hành đọc hiểu: Thị Mầu lên chùa (trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Thực hành tiếng Việt trang 80
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
Tự đánh giá: Xử kiện (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam
Lễ hội Đền Hùng
Thực hành đọc hiểu: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
Thực hành tiếng Việt trang 104
Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
Viết bài luận về bản thân
Nói và nghe: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Lễ hội đền Hùng
Nội dung chính
Văn bản cung cấp cho người đọc những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng.
Tóm tắt
Để có thể tận hưởng Lễ hội Đền Hùng năm 2019, người tham gia và khách du lịch phải lưu ý 3 điểm sau:
+ Thời gian và quy trình diễn ra lễ hội.
+ Ý thức tham gia lễ hội, cụ thể đó chính là “5 không”.
+ Thứ ba, đó chính là nắm rõ được sơ đồ khu vực, cách đến những địa điểm mà mình muốn đến.
Chuẩn bị
Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Phương pháp giải:
- Thu thập thông tin qua internet, sách báo và các phương tiện truyền thông.
- Đặt câu hỏi đói với những người biết về Đền Hùng và ngày Giỗ tổ hùng Vương, có thể là bất cứ ai như ông bà, cha mẹ, anh chị em để củng cố thêm kiến thức vốn có của mình.
- Đọc trước văn bản ở nhà.
Lời giải chi tiết:
* Đền Hùng
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..
* Giỗ tổ Hùng Vương
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:
''Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''
Theo sách Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thì xưa kia việc Giỗ Tổ cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, thường thì con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần. Hội lớn có quan triều đình, quan hàng tỉnh về làm chủ tế và thường chọn ngày 10/3 âm lịch để Giỗ Tổ. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán- An Dương Vương. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL - CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Phần in đậm (sa pô) cho biết những thông tin gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần sa pô
Lời giải chi tiết:
Phần in đậm (sa-pô) cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm của lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019.
Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hình ảnh
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh có ý nghĩa thu hút sự chú ý của người đọc, giới thiệu những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn được tổ chức trong lễ khai mạc
Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nội dung chính của lễ hội là gì
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phần thông tin liên quan
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của lễ hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của vùng Đất Tổ, ca ngợi công đức của các vua Hùng, giới thiệu và quảng bá di sản văn hóa của vùng Đất Tổ thiêng liêng.
Câu 4 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý thái độ của người viết
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận về thái độ của người viết
Lời giải chi tiết:
Tác giả có thái độ khách quan, nghiêm túc.
Câu 5 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Các con số 12.4, 13.4, 14.4 cho biết thông tin gì?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin đưa ra, suy luận và kết luận
Lời giải chi tiết:
Các con số 12.4, 13.4, 14.4 cho biết thông tin về thời gian, giai đoạn và tiến trình của lễ hội Đền Hùng.
Câu 6 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Văn hoá lễ hội thể hiện qua lễ hội "5 không" như thế nào?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về văn hóa trong lễ hội, liên hệ hoàn cảnh thực tế
Lời giải chi tiết:
Không để xảy ra ùn tắc giao thông: văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông
Không trục lợi trong kinh doanh: không trục lợi trong kinh doanh vừa lưu lại hình ảnh đẹp với du khách vừa thể hiện tinh thần hiếu khách của dân tộc ta đồng thời cũng thu hút ngày một nhiều du khách thập phương hơn mỗi dịp có lễ hội.
Không có người ăn xin: lưu lại hình ảnh đẹp, tránh để xảy ra những trường hợp giả dạng, cải trang thành những người khó khăn để chuộc lợi từ lòng vị tha của du khách.
Không mất vệ sinh an toàn thực phẩm: đay là một nét văn hóa quan trọng và cần thiết. Bởi vì, ẩm thực là một khía cạnh không thể thiếu mỗi khi đánh giá hay nhận xét về bất kì dân tộc nào. Ẩm thực sẽ là một cầu nối hữu hiệu kết nối những con người với nền văn hóa khác nhau đến gần hơn với nhau. Nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mùa lễ hội là một việc làm vô cùng cần thiết.
Không có hành vi phản cảm: đây chính là điều khó kiểm soát nhất đồng thời cũng là khía cạnh hay được sử dụng để đánh giá nền văn hóa của một dân tộc nhất. Để có thể lưu lại ấn tượng đẹp với du khách đồng thời tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình thì việc mỗi cá nhân phải tự kiềm chế và ý thức, tránh gây ra những hành vi phản cảm là vô cùng cần thiết.
Câu 7 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Sơ đồ hướng dẫn di chuyển cung cấp những thông tin gì?
Phương pháp giải:
Xem sơ đồ và tư duy
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ cho biết địa điểm, đường đi, vị trí có thể đến và hướng di chuyển.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Quan sát hai bản tin (a và b), từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này.
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hai bản tin
Chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung và hình thức của hai bản tin này
Lời giải chi tiết:
- Về nội dung:
+ Giống nhau: đều đề cập đến lễ hội đền Hùng 2019.
+ Khác nhau: Bản tin A: đưa ra những thông tin của buổi lễ khai mạc giỗ tổ Hùng Vương còn bản tin B đưa ra những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hùng.
- Về hình thức:
+ Giống nhau: đều được trình bày dưới dạng bản tin.
+ Khác nhau: Bản tin A được trình bày theo kiểu văn xuôi có sa pô, chia nội dung thành các đoạn chi tiết rõ ràng còn bản tin B được trình bày dưới dạng infographic, được tóm tắt trên một bản đồ họa thông tin.
Câu 2 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nội dung chính của mỗi bản tin là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai bản tin và rút ra nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Bản tin A: đưa ra những thông tin về buổi khai mạc lễ hội giỗ tổ Hùng Vương 2019.
Bản tin B: đưa ra những chú ý khi chúng ta tham gia lễ hội Đền Hùng 2019.
Câu 3 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.
Phương pháp giải:
Nắm được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (Là gì? Bao gồm những gì?)
Đọc kĩ văn bản, chỉ ra những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biển báo, màu sắc, kĩ thuật in ấn…
→Tác dụng:
+ Giúp người đọc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả
+ Giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản.
Câu 4 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản rồi chỉ ra thái độ của người đưa tin
Nêu chi tiết thể hiện thái độ đó.
Lời giải chi tiết:
- Bản tin A: cho ta thấy được sự hiểu biết của người viết. Được thể hiện qua các chi tiết khi đưa ra những thông tin có trong lễ khai mạc về giỗ Tổ Hùng Vương: thời gian, địa điểm, những sự kiện chính trong lễ hội
- Bản tin B: cho ta thấy được quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa của người viết. Chi tiết thể hiện thái độ sống đó là: Tác giả đã đưa vào bài viết văn hóa lễ hội Đền Hùng – “lễ hội 5 không”: không chỉ nhằm giới thiệu mà còn góp phần tuyên truyền đến người tham dự lễ hội những lưu ý về mặt văn hóa đến lễ hội.
Câu 5 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai văn bản, nắm chắc đặc điểm của hai dạng bản tin
Nêu ưu điểm, hạn chế của mỗi dạng bản tin và nêu lý giải
Lời giải chi tiết:
- Ưu điểm: khá ngắn gọn, cung cấp thông tin cho người đọc, kết hợp các phi ngôn ngữ được sử dụng trong 2 bản tin.
- Hạn chế:
+ Bản tin A: có ít hình ảnh minh họa
+ Bản tin B: vì là bản tin ảnh nên những thông tin trong bản tin vắn tắt, được thể hiện chủ yếu qua hình ảnh nên có thể sẽ gây khó hiểu dành cho người đọc
Câu 6 (trang 101, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài:
Hãy thiết kế một infographic (Đồ họa thông tin) giới thiệu về một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống.
Phương pháp giải:
Nắm được cách thiết kế một infographic (đồ họa thông tin)
Chọn đối tượng giới thiệu: Một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống
Thiết kế một infographic về đối tượng được chọn để giới thiệu.
Lời giải chi tiết:
LỄ HỘI ĐỀN A SÀO
Tọa lạc tại xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Đền A Sào là nơi thờ cúng, hương hỏa của Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng với những lễ hội, nghi thức cổ xưa vẫn được duy trì đến ngày nay.
Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.
Đền luôn mở cửa đón khách chiêm bái vào mọi ngày thường nhật. Đặc biệt, vào đầu xuân năm mới hoặc ngày lễ hội đền A Sào vào 10-2 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Đức Thánh Trần) và ngày 20-8 âm lịch (ngày hóa của Ngài) thì đền lại tấp nập đông vui hơn cả. Lúc này, đền tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, bơi chải, màn múa kéo chữ…Tham gia lễ hội đền A Sào, du khách thập phương được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đền A Sào chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến ̣100km. Bởi vậy, nếu quý khách có nhu cầu hành hương tới đây có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sau:
- Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến 1h40’ ~ 97km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL1A – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng – đi theo lỗi về hướng TP. Hải Dương – QL38B – đường Trục Bắc Nam – rẽ phải vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
- Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến 2h10’~90km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL5 – cầu Vĩnh Tuy – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này mất phí cầu đường) – QL38 – rẽ trái vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Lương Bằng/DT20B/DT392B – ĐT396 – ĐT396B- Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học
Đề thi giữa kì 1
Chương IV. Văn minh Đông Nam Á cổ-trung đại
Chủ đề 10: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp
Chương 9. Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10