Tác gia Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô)
Bảo kính cảnh giới, bài 43 (Gương báu răn mình, bài 43)
Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo) - trang 26
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
Củng cố mở rộng trang 33
Thực hành đọc: Ngôn chí, bài 3
Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng)
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ)
Dưới bóng hoàng lan
Một chuyện đùa nho nhỏ
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện)
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
Củng cố mở rộng trang 68
Thực hành đọc: Con khướu xổ lồng (trích)
Sự sống và cái chết (trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao)
Nghệ thuật truyền thống của người Việt (trích Văn minh Việt Nam)
Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Viết một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Củng cố mở rộng trang 95
Thực hành đọc: Tính cách của cây (trích Pê-tơ Vô-lơ-lê-ben)
Về chính chúng ta (trích 7 bài học hay nhất về vật lí)
Con đường không chọn
Một đời như kẻ tìm đường
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (tiếp theo) - trang 111
Viết bài luận về bản thân
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ
Củng cố, mở rộng trang 120
Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi (trích)
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
Tóm tắt
Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, kể về một câu chuyện đùa nho nhỏ của nhân vật “tôi” với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm, chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”. Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng.
Trước khi đọc
Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
Phương pháp giải:
Nhớ lại những kỉ niệm đẹp trong quá khứ và kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự nhớ và kể lại những kỉ niệm nhỏ bé nhưng lại khiến mình phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai cho bạn bè nghe.
Gợi ý: Đó có thể là những kỉ niệm liên quan đến sở thích, liên quan đến gia đình, người thân, …
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý ngôi kể và lời kể của người kể chuyện để chỉ ra điểm nhìn của người kể là “lúc đó” hay “bây giờ”.
Lời giải chi tiết:
- Ngôi kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
- Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, tại thời điểm khi mà nhân vật “tôi” bắt đầu trò đùa của mình, nói “tôi yêu em” với Na-đi-a mỗi khi đi trượt tuyết.
Câu 2 (trang 53, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.
Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý đoạn văn trang 54 để tìm ra câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.
Câu 4 (trang 55, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Lưu ý những câu văn miêu tả tâm trạng của Na-đi-a để giải thích lý do nàng “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.
Lời giải chi tiết:
Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.
Câu 5 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Đọc kĩ những chi tiết viết về hành động tiếp theo của Na-đi-a ở trang 56 để chỉ ra “độ vênh” so với suy đoán của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:
- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.
- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.
→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.
Câu 6 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Tập trung vào đoạn cuối trang 56 để chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”:
- Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.
- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a.
→ Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.
Câu 7 (trang 57, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý chi tiết viết về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” trong đoạn cuối tác phẩm để chỉ ra đó là tâm trạng gì.
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” là tâm trạng của sự hoài niệm, một tâm trạng phức tạp. Na-đi-a đã có cuộc sống riêng, có hạnh phúc riêng và câu nói hồi xưa đã trở thành một kỉ niệm của nàng còn nhân vật “tôi” vẫn không biết vì sao hồi ấy lại nói những lời ấy với Na-đi-a, tại sao phải đùa như vậy.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định bố cục của tác phẩm và nêu nội dung của từng phần.
Lời giải chi tiết:
Truyện ngắn gồm 5 phần:
- Phần một: từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.
- Phần hai: tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”: lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.
- Phần ba: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.
- Phần bốn: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.
- Phần cuối: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.
Câu 3 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên để suy nghĩ tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
Lời giải chi tiết:
Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.
Câu 4 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.
- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.
Lời giải chi tiết:
- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.
+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.
- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.
Câu 5 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý tâm trạng của Na-đi-a mỗi khi nghe câu nói ấy để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a, câu nói có sự mê hoặc to lớn khiến nàng say đắm đến nỗi không thể sống thiếu nó được, nàng thường xuyên đi trượt tuyết chỉ để có thể nghe câu nói ấy.
- Na-đi-a bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không” vì nàng muốn tìm kiếm câu trả lời rằng liệu gió có phải là người nói câu ấy với mình không hay nhân vật “tôi” mới là chủ nhân câu nói.
Câu 6 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý đoạn văn viết về sự chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên một suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời. Mỗi nhân vật rồi sẽ có lúc phải chia xa nhau, cuộc đời dù muốn hay không vẫn sẽ có những cuộc chia ly khiến ta thấy đau buồn.
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a, thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa với nàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng của mình.
Câu 7 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Đọc kĩ phần kết kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của nhân vật “tôi” để nêu tâm trạng của người kể chuyện.
- Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
Lời giải chi tiết:
- Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm. Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Đọc kĩ đoạn văn viết về chi tiết hình ảnh “hàng rào” để viết đoạn văn phân tích.
Lời giải chi tiết:
An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.
Chương 7. Động lượng
Thu hứng
Unit 8: New Ways to Learn
Đề kiểm tra giữa học kì 2
CHỦ ĐỀ V. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10