Tác gia Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô)
Bảo kính cảnh giới, bài 43 (Gương báu răn mình, bài 43)
Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo) - trang 26
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
Củng cố mở rộng trang 33
Thực hành đọc: Ngôn chí, bài 3
Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng)
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ)
Dưới bóng hoàng lan
Một chuyện đùa nho nhỏ
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện)
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
Củng cố mở rộng trang 68
Thực hành đọc: Con khướu xổ lồng (trích)
Sự sống và cái chết (trích Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao)
Nghệ thuật truyền thống của người Việt (trích Văn minh Việt Nam)
Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Viết một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Củng cố mở rộng trang 95
Thực hành đọc: Tính cách của cây (trích Pê-tơ Vô-lơ-lê-ben)
Về chính chúng ta (trích 7 bài học hay nhất về vật lí)
Con đường không chọn
Một đời như kẻ tìm đường
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (tiếp theo) - trang 111
Viết bài luận về bản thân
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ
Củng cố, mở rộng trang 120
Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi (trích)
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Một đời như kẻ tìm đường
Tóm tắt
Trong cuộc đời của mỗi người đều có rất nhiều sự lựa chọn và lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết xảy ra năm anh mười bốn tuổi. Sự lựa chọn đầu tiên ấy là lựa chọn chương trình học ở trường cùng với ngành nghề trong tương lai. Với người viết, trong những khúc quanh của cuộc đời, nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn nhưng chúng ta bắt buộc phải đưa ra lựa chọn để có thể đi tiếp. Đôi khi sự lựa chọn đi liền với những điều kì lạ, số phận đưa chúng ta đến với lộ trình không mong muốn. Trong tương lai, những mong muốn, ước mơ và nghề nghiệp của người viết đều do số phận an bài, nó khác so với những thứ anh lựa chọn. Dù số phận đã đưa ta đến với những lựa chọn khác nhưng sự thành công và hạnh phúc là do chính bản thân quyết định, nó phụ thuộc vào tâm trạng của bản thân, vào những gì mà ta đã gặt hái được trên đường đi. Người viết đã có một cuộc đời thành công và hạnh phúc, anh thỏa mãn với những gì mình học được và những gì mình đang có.
Trước khi đọc
Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?
Phương pháp giải:
Nhớ lại những lựa chọn mà mình đã chọn cùng với sự hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay dù đúng hay sai đều sẽ ảnh hưởng và thay đổi tương lai của chúng ta, ảnh hưởng đó có thể tốt cũng có thể xấu đối với chúng ta, có thể mang đến sự may mắn nhưng cũng có thể là sự đen đủi trong cuộc sống tương lai.
- Để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời thì chúng ta cần rèn luyện kiến thức, rèn luyện bản thân phải biết đối mặt với những khó khăn, dù lựa chọn có sai thì chúng ta vẫn có khả năng thay đổi nó, biến thất bại thành thành công.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 108, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Dựa đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa nhan đề và nội dung đoạn đầu để dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Nội dung sẽ được trình bày trong văn bản có thể là về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.
Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chú ý các chi tiết viết về những tình huống lựa chọn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người viết đã nêu ra những tình huống lựa chọn là:
- Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.
- Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.
Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trang 109 để nêu ra những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
Lời giải chi tiết:
Những suy ngẫm, đúc rút của người viết là cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh phải lựa chọn, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải đưa ra một lựa chọn hoặc đôi khi không có quyền được chọn. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.
Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý cách lý giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn cuối trang 109, tập trung vào các chi tiết về lựa chọn và số phận.
Lời giải chi tiết:
Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.
Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung đoạn văn đầu trang 110 để chỉ ra những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
Lời giải chi tiết:
Những đúc rút, suy ngẫm của người viết là cuộc đời là một hành trình dài vô tận, đường đi có thể là sự thành công hoặc thất bại, hạnh phúc hay khổ đâu là tùy vào tâm trạng của chúng ta, vào những thứ chúng ta gặt hái được trên đường đi.
Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý giọng điệu của người viết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn cuối trang 110 và tập trung vào giọng điệu của người viết.
Lời giải chi tiết:
Người viết có giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, có tâm trạng nhẹ nhõm và hài lòng với cuộc đời của mình, với những việc mình đã làm.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào nội dung chính của văn bản để chỉ mục đích của bài viết.
Lời giải chi tiết:
Mục đích của bài viết là muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta.
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Phương pháp giải
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào nội dung bài viết để xác định quan điểm chính và các lí lẽ, bằng chứng được triển khai.
Lời giải chi tiết:
- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.
- Những lí lẽ, bằng chứng được triển khai là:
+ Đầu tiên là câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết năm mười bốn tuổi, lựa chọn môn học, chương trình học và ngành nghề tương lai.
+ Những lựa chọn bất đắc dĩ mà người viết phải chọn như không chọn Pháp nhưng phải đi Pháp, tốt nghiệp kĩ sư dù chưa bao giờ nghĩ tới, cũng chưa bao giờ mơ tới quyền lực nhưng lại có những vị trí quyền lực.
+ Số phận và lựa chọn của người viết: làm kĩ sư cầu đường nhưng chưa bao giờ thiết kế đường, chưa bao giờ học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học, …
+ Những con đường mà chúng ta chọn rồi cũng sẽ là thành công và hạnh phúc vì thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường đã chọn mà vào tâm trạng của chính chúng ta, vào thành quả mà chúng ta gặt hái được.
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào kiến thức đã học về các yếu tố tự sự, miêu tả để phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố tự sự, miêu tả là:
+ Yếu tố tự sự là ở đoạn văn kể lại câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên của người viết năm mười bốn tuổi, ở chi tiết về các tình huống lựa chọn được đưa ra trong quá trình bàn bạc với bố mẹ.
+ Yếu tố biểu cảm là ở những đoạn văn viết về suy ngẫm, đúc rút của người viết, những cảm xúc hạnh phúc, thỏa mãn của người viết khi nói về cuộc đời của mình.
- Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm là giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh; người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.” Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào ý nghĩa nhan đề và nội dung đoạn văn viết về những suy ngẫm, đúc rút của người viết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Trong bài viết, tác giả nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.”, điều này không thể hiện sự mâu thuẫn với nhan đề Một đời như kẻ tìm đường.
- Theo tác giả, việc tìm đường là một việc có rất nhiều ý nghĩa, tìm đường cũng như tìm về ý nghĩa của cuộc sống, tìm về quan điểm sống. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ đi tìm đường như tìm về chính bản thân mình và dù cho không tìm được đường thì chúng ta vẫn có thể tìm được ý nghĩa trong cuộc đời mình.
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào nội dung các đoạn viết về suy ngẫm, đúc rút của người viết và chỉ ra luận điểm mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự nêu ra một luận điểm mình tâm đắc nhất và giải thích lý do. Gợi ý:
- Luận điểm mà tôi thấy tâm đắc là về những sự kì lạ trong cuộc đời người viết, phải đưa ra một quyết định những rồi như thể chẳng liên quan đến mình; tìm cách giải quyết, tìm hướng đi nhưng số phận đưa anh đến một lối đi khác.
- Lí do luận điểm ấy thuyết phục tôi vì tôi cảm thấy cuộc đời tôi lúc này cũng giống vậy, những thứ tôi lựa chọn dường như chẳng liên quan đến tôi và khi tôi tìm đường đi cho mình thì số phận đã chỉ đường cho tôi. Tôi không thích môn văn nhưng lại vào lớp chuyên văn, tôi muốn thi tiếng anh nhưng không đỗ tiếng anh.
Câu 6 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường.
- Từ nội dung của hai văn bản, nêu suy nghĩ của bản thân về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Theo tôi, những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân như người vô hình trong sự lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời.
Kết nối đọc - viết
Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.
Phương pháp giải:
- Xác định quan điểm của bản thân về quan điểm thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên.
- Triển khai và sắp xếp các luận điểm, lí lẽ cho quan điểm của bản thân và viết đoạn văn theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Có người đã từng nói với tôi rằng: Bạn không thể quyết định việc mình sinh ra ở đâu nhưng bạn hoàn toàn có thể quyết định mình sống như thế nào. Đúng như ý nghĩa của câu nói trên, tương lai của bản thân sẽ do chính mình tự quyết định, tương lai thành công và hạnh phúc hay thất bại và đau khổ không phải dựa vào may rủi mà nó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Trong cuộc sống hiện tại và tương lai, chúng ta luôn phải đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, phải đưa ra những lựa chọn dù muốn hay không và những lựa chọn đó sẽ chính là bước đi tiếp theo của chúng ta. Để thành công trong cuộc sống, để tương lai tốt đẹp cần phải có trí tuệ sáng suốt để phân đoán, suy luận; có kĩ năng làm việc; có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao mới tạo được niềm tin với người khác; có kĩ năng giao tiếp để nắm bắt cơ hội, để hợp tác chia sẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay; có cơ sở vật chất ban đầu và có sự may mắn. Không biết đã bao nhiêu lần chúng ta buông tay từ bỏ khi mà chỉ cần một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là chúng ta sẽ đạt được thành công. Câu chuyện về một người thợ đã mua lại một mảnh đất hoang với giá cao vì ông tin rằng dưới lòng đất có một mỏ kim cương quý giá, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của và nhiều năm để đào bới mảnh đất nhưng không thu được gì. Vì quá chán nản, ông ấy đã bán lại khu đất cho một người khác mà không ngờ rằng chỉ 2 tháng sau đó, người chủ mới khu đất đã tìm thấy một mỏ kim cương khổng lồ nằm sâu trong đất. Chúng ta đôi khi cũng giống như người thợ trong câu chuyện vậy, chúng ta thiếu đi sự kiên nhẫn, thiếu nghị lực để rồi bỏ lỡ mất thành công ngay trước mắt và đổ lỗi cho sự may rủi. Sự may rủi không phải là cái quyết định thành công và hạnh phúc của chúng ta mà chính bản thân chúng ta mới là yếu tố quyết định thành công và hạnh phúc. Trong hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc, kết quả chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu bạn không phạm sai lầm, nghĩa là bạn còn chưa cố gắng đủ.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
Unit 7: Inventions
Môn cầu lông - KNTT
Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858)
Đề thi học kì 2
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10