Ếch ngồi đáy giếng
Đẽo cày giữa đường
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Thực hành tiếng Việt bài 6
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tự đánh giá bài 6
Ghe xuồng Nam Bộ
Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Thực hành tiếng Việt bài 10
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Viết bản tường trình
Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
Tự đánh giá bài 10
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Tự đánh giá cuối học kì II
Định hướng
Định hướng
(trang 90, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
a) Khi nghe người khác trình bày, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của bài nói. Cũng giống như bản tóm tắt một văn bản viết, bản tóm tắt một bài nói có thể có độ dài khác nhau, nhưng cần nêu lại được những ý chính của bài nói ấy.
b) Muốn tóm tắt ý chính của bài nói, cần:
- Tập trung nghe nội dung của bài nói
- Ghi lại các ý chính của bài nói theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các bằng chứng hay ví dụ minh họa…
- Tùy theo yêu cầu về độ dài của bản tóm tắt để lựa chọn các ý chính của bài nói và trình bày bản tóm tắt cho phù hợp
Thực hành
Thực hành
(trang 90, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.
Phương pháp giải:
Xem lại văn bản và chú ý hướng dẫn để nắm được cách tóm tắt ý chính khi nghe.
Lời giải chi tiết:
1. Sự đa dang của các loại xuồng và đặc điểm của từng loại
- Các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy…
+ Xuồng ba lá: dài trung bình 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người.
+ Xuồng tam bản: giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ.
+ Xuồng vỏ gòn: giống vỏ trái gòn, kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.
+ Xuồng độc mộc (ghe lườn): do người Khơme làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Campuchia và Lào.
+ Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm: là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước.
2. Sự đa dạng của các loại ghe và đặc điểm của từng loại
- Ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài.
+ Ghe bầu: loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày, thường dùng đi đường biển.
+ Ghe lồng (hay ghe bản lồng): loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, lòng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau. Loại ghe này dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển.
+ Ghe chài: to và chở được nhiều nhất, có mui rất kiên cố, gồm nhiều mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng.
+ Ghe cào tôm: đầu mũi dài và khá phẳng, có bánh lái gặp bên hông, dáng nhỏ. Loại ghe này thường dùng cào tôm vào ban đêm.
+ Ghe ngo: loại ghe nhiều màu sắc của dân tộc Khơme, thường dùng trong bơi đua trong các lễ hội. Ghe làm bằng cây sao, dài 10m trở lên. Ghe không mui, ở đầu mũi chạm hình rồng, rắn, phụng, lân hoặc voi, sư tử, ó biển.
+ Ghe hầu: dành cho cai tổng, tri phủ, tri huyện. Ban đêm ghe thắp sáng để báo hiệu cho biết là ghe của quan.
- Ngoài ra, ở mỗi địa phương cũng có những loại ghe phù hợp với điều kiện sông nước và nhu cầu sản xuất, đi lại trong vùng. Một số loại ghe có tiếng như:
+ Ghe câu Phú Quốc (Kiên Giang): có buồm, có 5 cặp chèo, dùng để đánh bắt thuỷ sản.
+ Ghe cửa Bà Rịa: chuyên chở thuỷ sản
+ Ghe lưới rùng Phước Hải (Long Đất, Bà Rịa- Vũng Tàu) dùng đánh bắt thuỷ sản.
+ Ghe Cửa Đại: dùng đánh bắt trên biển, chuyên chở hàng hóa đi biển hoặc trên các con sông lớn.
3. Giá trị, ý nghĩa của các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ
- Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao thông vô cùng hữu hiệu, vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo
- Dù sau này khoa học kĩ thuật phát triển thì ghe, xuồng vẫn giữ vị trí quan trọng ở mảnh đất này.
Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học
Bài 9
Chương IX. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 4
Đề thi học kì 1
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7