Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Bố cục
Lời giải chi tiết:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc
- Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là một tác phẩm có giá trị
- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn về: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là môt tấm gương sáng cho toàn dân tộc.
Câu 3
Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm những luận điểm chính của bài văn. Anh (Chị) thấy cách sắp xếp luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
Lời giải chi tiết:
a. Các luận điểm chính của bài
Mở bài: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này?
Thân bài:
- Nguyễn Đình Chiểu (con người và cuộc đời) - một nhà thơ yêu nước.
- Những giá trị thơ văn: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
Kẽt bài: “Đời sống, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng" nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường
- Thông thường khi nghị luận về một tác phẩm văn học, người viết phải nêu lên các tác phẩm chính có giá trị, sau đó mới tổng kết về con người và tác giả.
- Ngược lại, Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kỹ lưỡng, tường tận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới lược qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.
- Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt, để hiểu về thơ ông thì trước tiên phải biết được con người của ông. Vì thực tế nhiều người có nhìn thiên lệch về Nguyễn Đình Chiểu nên chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.
Câu 4
Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường", con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy?
Lời giải chi tiết:
Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường" “con mắt của chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy và “càng nhìn càng tháy sáng" vì những lý do sau:
- Lâu nay, người ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau truốt, gọt giũa lời lẽ hoa mỹ... Văn chương Nguyễn Đinh Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch. Vì lẽ đó mà phải chăm chú nhìn thì mới có thể càng nhìn càng thấy sáng.
- Ánh sáng khác thường mà tác giả nói đến ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vẻ đẹp cùa loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này càng đáng quý hơn bội phần khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.
- Nhận xét của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 5
Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả Phạm Văn Đồng giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường" như thế nào trên bầu trời văn nghệ dân tộc?
Lời giải chi tiết:
Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng - ngẩng cao đầu, sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã"; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.
+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức - ông đã làm đúng thiên chức đó.
- Sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đá chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời.
+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đó là những tác phẩm làm sống lại trong tâm trí người đọc trong phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam bộ suốt hai mươi năm trời. Là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào yêu nước với những hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đẹp đẽ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), những lãnh tụ của ngàn quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù (Văn tế Trương Định)...
+ Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca hào hùng mà thiết tha về lý tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa kính tài, trước sau một lòng, dù khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn.
- Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng, thiết tha lý tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại "giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối" này. Đây là một sự "điều chỉnh" cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của nó
Câu 6
Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa, không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay?
Lời giải chi tiết:
Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa vì:
- Cho đến nay, vẫn còn rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu; có một số người thậm chí còn “chê" văn thơ của ông là thô ráp, nôm na.
- Trong khi đó với những phẩm chất đạo đức và những thành công nghệ thuật, hiệu quả mà văn chương yêu nước của ông đưa lại, có thể khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp, cần được giương cao hơn nữa trong thời đại của ông và ngay cả thời đại ngày nay.
- Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay là đế khôi phục lại giá trị đích thực của thơ văn yêu nước lớn miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.
Câu 7
Câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Giải thích nguyên nhân của sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài văn nghị luận trên
Lời giải chi tiết:
Bài văn nghị luận không khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn vì:
- Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.
- Có sự kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ. Nhờ vậy, bài viết rõ ràng mạch lạc dễ hiểu, vừa tác động đến lý trí lại thâm sâu vào tình cảm người đọc tạo nên sức thuyết phục lớn.
- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.
Tóm lại, bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình cùa mình Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít của những tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân cho đất nước.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên?
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Nội dung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? (Khóc tế các nghĩa sĩ tử trận tại cần Giuộc, qua đó dựng lên tượng đài nghệ thuật về những nghĩa binh quên mình vì nước, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc).
- Nghệ thuật của bài văn tế: tuy viết theo lối cổ nhưng tài hoa và cảm xúc của nhà thơ đủ để lay động hàng triệu trái tim.
- Vậy: Ngày nay, thanh niên có cần học tập tình yêu Tổ quốc hay không? (Học sinh bình luận và dẫn đến khẳng định có cần phải học bài này hay không?)
(Tham khảo thêm phần Bài tập nâng cao - Hướng dẫn học bài Vãn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - Sách Hướng dẫn học bài, làm bài Ngữ Văn 11, cùng tác giả).
SOẠN VĂN 12 TẬP 1
Đề kiểm tra 45 phút kì I - Lớp 12
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 7 – Hóa học 12
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Ngữ văn 12 - tập 1
Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải