Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếu cầu hiền

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Tóm tắt Bài 1
Tóm tắt Bài 2
Tóm tắt Bài 3
Bố cục
Nội dung chính
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Tóm tắt Bài 1
Tóm tắt Bài 2
Tóm tắt Bài 3
Bố cục
Nội dung chính

Tóm tắt Bài 1

“Chiếu cầu hiền” được viết khoảng năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, các trí thức triều đại Lê -Trịnh ra giúp đỡ cho triều đại Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử - hiền tài là sứ giả của thiên tử. Tiếp theo, tác giả nói lên thực tế cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và thực trạng đất nước ta lúc bấy giờ và những trăn trở của vua Quang Trung. Bài chiếu thể hiện cái tâm, cái tài của vua Quang Trung và cũng là cái tài, cái tâm của Ngô Thì Nhậm.

Tóm tắt Bài 2

Ngô Thì Nhậm được Quang Trung giao cho viết “Chiếu cầu hiền” để kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra giúp nước cứu đời. Trước hết, tác giả đã nêu ra mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài. Sau đó là ứng xử của hiền tài trước thực trạng đất nước còn nhiều khó khăn. Cuối cùng là đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Tóm tắt Bài 3

Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra giúp dân giúp nước trong thời kì quốc gia còn non trẻ. Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử - hiền tài là sứ giả của thiên tử. Tiếp theo, tác giả nói lên thực tế cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và thực trạng đất nước ta lúc bấy giờ và những trăn trở của vua Quang Trung. Bài chiếu thể hiện cái tâm, cái tài của vua Quang Trung và cũng là cái tài, cái tâm của Ngô Thì Nhậm.

Bố cục

Văn bản chia thành 3 phần:

- Phần 1: “Từng nghe... người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền

- Phần 2: “Trước đây thời thế... của trẫm hay sao?”:Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

- Phần 3: “Chiếu này ban xuống... Mọi người đều biết.": Con đường cầu hiền của vua Quang Trung

Nội dung chính

Chiếu cầu hiề là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved